Việt Phủ Thành Chương được xây dựng từ năm 2001 bắt nguồn từ ý tưởng của họa sĩ Thành Chương – người muốn tái hiện lại dấu ấn văn hóa của cha ông ta thời xa xưa. Nằm trên mảnh đất với diện tích hơn 8000 hecta tại Sóc Sơn, Việt Phủ Thành Chương được xem là một công trình kiến trúc đồ sộ mang đậm nét đặc trưng của Việt Nam. Sau đây là những kinh nghiệm đi Việt Phủ Thành Chương đầy đủ và chi tiết nhất để bạn có thể theo dõi và tham khảo.
Việt Phủ Thành Chương được xây dựng từ năm 2001 bắt nguồn từ ý tưởng của họa sĩ Thành Chương – người muốn tái hiện lại dấu ấn văn hóa của cha ông ta thời xa xưa. Nằm trên mảnh đất với diện tích hơn 8000 hecta tại Sóc Sơn, Việt Phủ Thành Chương được xem là một công trình kiến trúc đồ sộ mang đậm nét đặc trưng của Việt Nam. Sau đây là những kinh nghiệm đi Việt Phủ Thành Chương đầy đủ và chi tiết nhất để bạn có thể theo dõi và tham khảo.
Du khách sẽ không mất phí gửi xe khi vào Việt Phủ Thành Chương
Việt Phủ Thành Chương ôm trọn 30 công trình kiến trúc mang dáng dấp lịch sử Việt Nam thế kỷ trước. Dạo quanh một vòng rộng lớn, du khách sẽ cảm nhận được không gian lịch sử như ùa về trong kí ức. Đầu tiên, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của 13 ngôi nhà cổ với những tên gọi đặc biệt như lầu Tường Vân, nhà Thanh Tĩnh, cổng Hương, nhà Mạc Hương, quán Xuân Phong,…
Việt Phủ Thành Chương tập hợp tất cả kiến trúc nhỏ liên quan như tháp, bàn cờ, hồ sen, nhà hát, phòng tranh,… Du khách có thể tha hồ ngắm nghía tham quan vẻ đẹp tái hiện lại một không gian lịch sử đầy sống động nhưng vô cùng thanh tao, quyến rũ.
Đi sâu vào trong là ngôi nhà lợp bằng cói rối 200 tuổi của dân tộc Mường, ngôi nhà cung đình Huế có tuổi đời 300 năm hay ngôi nhà gỗ lim đậm chất đồng bằng Bắc Bộ. Đặc biệt nhất, ngôi nhà tranh vách gắn liền với lịch sử hào hùng từ Nam ra Bắc của dân tộc Việt Nam hiện lên đầy nguy nga, tráng lệ, đắm say lòng người ngay từ phút giây đầu tiên.
Lối xây dựng hiện đại kết hợp với lịch sử dân tộc từ thời Đinh, Lý, Trần, Lê,… Việt Phủ Thành Chương không chỉ gợi nhớ về một cội nguồn lịch sử dân tộc hào hùng mà còn mang trong mình vẻ đơn sơ, giản dị, mộc mạc đầy trầm tĩnh của người dân Việt Nam xưa.
Con đường lát gạch đỏ sẫm nối tiếp những tòa tháp như một chốn mê cung huyền bí. Du khách có thể dễ dàng bắt gặp đầm sen nhỏ ẩn nấp giữa những lùm cây bao quang phủ. Mặt hồ trong xanh, thấp thoáng bóng dáng những chú cá tinh nghịch, với bông sen hồng khoe sắc tỏa ngào ngạt hương thơm. Xa xa là khóm trúc rũ mình soi bóng dưới mặt hồ.
Những chiếc bàn gỗ lim được thiết kế tinh xảo lặng mình một góc sân. Thưởng thức tách trà nóng hổi ngạt ngào mùi vị sương sớm và ngắm nhìn khung cảnh thơ mộng, bạn ngỡ như mình là thi sĩ thời xưa đang ngồi ngâm nga thi ca cổ. Mỗi khi muốn dừng chân nghỉ ngơi, du khách có thể ngả lưng trên những chiếc chõng tre để đánh một giấc ngủ ngon lành xua tan đi mọi bộn bề cuộc sống thường ngày, hòa mình giữa cảnh quan yên bình, lãng mạn.
Việt Phủ Thành Chương được bao trọn trong muôn ngàn tán cây xanh lớn nhỏ đan quyện vào nhau, tạo nên không khí quanh năm mát mẻ, thoáng đãng. Điểm nhấn ở trong phủ là thác nước cao 5 tầng tung bọt nước trắng xóa đầy mạnh mẽ. Âm thanh réo rắt của dòng nước như bản tình ca đầy mãnh liệt, gợi nhớ quá khứ hào hùng của dân tộc. Ngay dưới thác chính là khu thờ Phât Tổ uy nghiêm lộng lẫy được xây dựng trên nền đất đá. Bát hương tỏa nghi ngút khói tạo nên một không gian tâm linh đầy huyền bí, mờ ảo. Đây cũng chính là nơi xây dựng bảo tháp Thiên Hương – công trình kiến trúc tâm linh và nghệ thuật kết hợp đầy độc đáo.
Một lưu ý là việc chụp ảnh, quay videp chỉ được tiến hành ở những nơi không có biển hạn chế chụp ảnh, quay phim. Nếu chụp ảnh cho mọi mục đích có yếu tố tạo nên doanh thu ngoài mục đích lưu niệm đã kể trên mà không trả phí đầy đủ hoặc/và chưa đạt thỏa thuận bằng văn bản với đại diện của Việt Phủ Thành Chương sẽ bị coi là vi phạm bản quyền tác giả.
Nằm trong khuôn viên Việt Phủ là hệ thống nhà hàng hai sao mang đến cho thực khách những món ăn đậm đà bản sắc của dân tộc Việt. Không gian nhà hàng được bài trí giữa tiện nghi hiện đại cùng gam màu cổ điển trầm ấm với những món ăn dân dã nhưng cũng đầy kì công, đảm bảo mang đến dịch vụ ăn uống tốt nhất dành cho du khách.
Sau khi nghỉ ngơi ăn uống các bạn có thể mua một vài món đồ thủ công mỹ nghệ lưu niệm ở đây về làm quà. Ngoài ra các bạn có thể ghé qua nhà hát Long Đình để thưởng thức các tiết mục múa rối nước mà các nghệ nhân ở đây dàn dựng.
Trên đây là một số thông tin du khách có thể tham khảo khi tham quan Việt Phủ Thành Chương. Mong rằng với những chia sẻ trên, bạn sẽ có một chuyến đi cuối tuần thật vui vẻ và đầy ý nghĩa.
Xem thêm các khách sạn tại Sóc Sơn Hà Nội
CHÀO XUÂN 2023 CÙNG TEDVIET TRAVEL
HÀ NỘI – VIỆT PHỦ THÀNH CHƯƠNG – ĐỀN SÓC – HÀ NỘI
- 06h00’: Xe và hướng dẫn viên Du lịch Trải Nghiệm và Khám Phá Việt đón Quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi Việt Phủ Thành Chương. Quý khách nghe HDV giới thiệu những danh lam thắng cảnh, ẩm thực và đặc sản từng vùng nơi mà đoàn đi qua. Giao lưu văn nghệ trên xe. Trên đường đi, quý khách có thể dừng chân ăn sáng và mua sắm.
- 07h30’: Quý khách đến Việt Phủ Thành Chương: Quý khách tới Việt Phủ Thành Chương tại xã Hiền Ninh. HDV đưa quý khách đi tham quan nhiều khu quần thể danh thắng tại Việt Phủ - “nơi hội tụ các sắc màu văn hóa Việt Cổ”, dinh thự nổi tiếng của họa sĩ Thành Chương. Thăm các ngôi đình được xây dựng theo lối kiến trúc cổ Bắc Bộ xưa, với hồ sen, ao cá, múa rối nước, thăm nhà Tường Vân – nơi lưu giữ những hiện vật cổ... Sau đó, quý khách có thể dạo chơi, tự do chụp ảnh, tham quan.
- 11h00’: Xe và HDV đón quý khách di chuyển đến nhà hàng dùng bữa và nghỉ ngơi.
- 12h00’: Sau khi dùng bữa, quý khách tiếp tục di chuyển đến Đền Sóc - đền Sóc bắt nguồn từ ngôi miếu thờ nhỏ mang tên Đổng Thiên Vương có từ xa xưa, một lần Lê Hoàn cùng các tướng sĩ trên đường hành quân chống giặc Tống xâm lược, vua tôi nhà Tiền Lê vào làm lễ cầu thánh Gióng phù hộ. Đến Khu di tích đền Sóc, đoàn sẽ nghe hướng dẫn viên thuyết minh về lịch sử Thánh Gióng, tương truyền nơi đây chính là nơi Thánh Gióng đã bỏ lại áo gươm bay về trời, quý khách vào thắp hương và làm lễ tại Đền Trình, đền Mẫu, đền Thượng, vãn cảnh chùa non nước hữu tình.
- 14h00’: Xe và HDV đón quý khách quay trở về điểm ban đầu, kết thúc hành trình tham quan Việt Phủ Thành Chương, Đền Sóc. HDV chia tay quý khách và hẹn gặp quý khách trong chương trình du lịch tiếp theo.
DU LỊCH TEDVIET KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH CÓ MỘT CHUYẾN ĐI VUI VẺ VÀ NHIỀU TRẢI NGHIỆM!
Vị trí huyện Sóc Sơn trên bản đồ Hà Nội
Vị trí huyện Sóc Sơn trên bản đồ Việt Nam
Sóc Sơn là một huyện ngoại thành nằm ở phía bắc thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Huyện được đặt tên theo núi Sóc là một ngọn núi quan trọng trong văn hóa người Việt nằm trên địa bàn huyện.
Huyện Sóc Sơn nằm ở phía bắc của thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 25 km về phía bắc, có địa giới hành chính giáp ranh với nhiều tỉnh lân cận:
Dân số năm 2020 là 357.652 người. 3,2% dân số theo đạo Thiên Chúa.
Địa bàn huyện Sóc Sơn nằm trong khoảng tọa độ từ 21°10'45''B (trên sông Cà Lồ (thuộc thôn Yên Phú, xã Xuân Thu) đến 21°23'10''B ở ngòi nước Cầu Trên (thuộc thôn Đô Lương, xã Bắc Sơn) và từ 105°43'20"Đ trên sông Cà Lồ gần cánh đồng Lò (xã Tân Dân) đến 105°56'15''Đ trên sông Cầu (thuộc thôn Đông Đoài, xã Việt Long).[4]
Địa hình có tính phân bậc khá rõ nét và thay đổi theo hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có 3 loại địa hình chính: đồi núi, gò đồi thấp và đồng bằng.
Đây là đầu mút phía Đông Nam của dãy Tam Đảo, có độ cao tuyệt đối từ 50–462 m. Vùng này chiếm diện tích khoảng 104km2, phân bố chủ yếu ở các xã phía Bắc và Tây Bắc của huyện. Vùng đồi núi bao gồm 2 ngọn núi chính là núi Sóc và núi Hàm Lợn. Điểm cao nhất của huyện là đỉnh Hàm Lợn nằm trên núi Hàm Lợn, có độ cao tuyệt đối là 462 m[5]; đây từng là điểm cao nhất của thành phố Hà Nội trước khi sáp nhập tỉnh Hà Tây (điểm cao nhất thành phố hiện nay là đỉnh Ba Vì).
Có độ cao tuyệt đối từ 20 - 50m. Đây là vùng chuyển tiếp từ địa hình đồi núi sang địa hình đồng bằng nên phát triển mở rộng về các xã phía Bắc và Tây Bắc huyện. Đây là dạng địa hình chủ yếu, chiếm 86,2%tổng số vùng với diện tích khoảng 264,203km2.
Vùng này có độ cao tuyệt đối từ 6-20m. Đồng bằng phẳng, có xu hướng thấp dần về phía Nam, phân bố chủ yếu ở các xã ven sông Cầu và sông Cà Lồ.[4]
Bề mặt của Sóc Sơn được bao phủ bởi 3 con sông. Sông Công ở phía Bắc, sông Cà Lồ ở phía Nam và sông Cầu ở phía Đông Bắc. Các con sông tạo nên phần lớn ranh giới tự nhiên của huyện. Ngoài ra còn có các hệ thống ngòi lớn như ngòi Kim Anh và ngòi Lương Châu đều là các chi lưu cũ của sông Cà Lồ hiện đã bị chặn dòng.
Trên địa bàn huyện có nhiều hồ, hồ thủy lợi và đầm nhỏ, trong đó hồ Đồng Quan là hồ lớn nhất của huyện.
Sông Cà Lồ hay cò được gọi là sông Bình Lỗ, là phụ lưu cấp I, thứ lưu 24 của sông Cầu, bắt nguồn từ phía Tây Nam dãy Tam Đảo ở độ cao 1268m, chảy theo hướng Đông Nam và nhập vào sông Cầu tại Ngã Ba Xà, thuộc thôn Lương Phúc (Việt Long, Sóc Sơn). Tổng diện tích lưu vực là 881 km2. Chiều dài dòng chính của sông là 89 km, đoạn chảy qua Sóc Sơn có chiều dài 28 km, tạo thành ranh giới tự nhiên giữa Sóc Sơn với huyện Đông Anh, Mê Linh (Hà Nội) và huyện Yên Phúc (Bắc Ninh).
Sông Cầu (còn gọi là sông Như Nguyệt, sông Thị Cầu, sông Nguyệt Đức hay mỹ danh dòng sông quan họ), là con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình, sông nằm lọt trong vùng Đông Bắc Việt Nam .
Lưu vực sông Cầu là một trong năm con sông dài nhất ở miền Bắc Việt Nam (Hồng, Đà, Lô, Cầu, Đáy) và cũng là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh nằm trong lưu vực của nó.
Sông Công dài 96 km, bắt nguồn từ vùng Đèo Khế, tỉnh Thái Nguyên, chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Sau khi ra khỏi hồ Núi Cốc ở phía Tây thành phố Thái Nguyên, nó chia thành hai nhánh. Nhánh chính chảy qua trung tâm thành phố Sông Công, qua thành phố Phổ Yên để hội lưu với sông Cầu từ bên phải tại ranh giới ba xã, phường Thuận Thành (thành phố Phổ Yên), Trung Giã (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) và Hợp Thịnh (huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang). Nhánh phụ nhỏ hơn chảy qua phía Bắc thành phố Sông Công, huyện Phú Bình rồi chảy vào thành phố Phổ Yên để nối với sông Cầu tại ranh giới ba xã, phường Tân Phú, Thuận Thành (thành phố Phổ Yên), Đại Thành (huyện Hiệp Hòa).
Hồ Đồng Quan nằm ở thung lũng phía nam núi Sóc, được bao bọc bởi nhiều đồi núi thấp có độ cao trung bình từ 50 m đến 300 m. Đập Đồng Quan bắt đầu được xây dựng vào khoảng những năm 60 của thế kỷ 20, cung cấp nước phục vụ thủy lợi cho vùng trung tâm của huyện Sóc Sơn. Đập chính của hồ nằm ở phía nam, dài khoảng 750 m theo chiều Đông-Tây, là một phần của đường nối giữa tỉnh lộ 131 và tỉnh lộ 35.
Huyện Sóc Sơn được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai huyện Đa Phúc và Kim Anh cùng với thị trấn Xuân Hòa thuộc tỉnh Vĩnh Phú (nay đã tách thành hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ) theo Quyết định số 178/QĐ ngày 5 tháng 7 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ Việt Nam. Khi ấy huyện Sóc Sơn vẫn thuộc tỉnh Vĩnh Phú, gồm thị trấn Xuân Hòa và 29 xã: Bắc Phú, Bắc Sơn, Cao Minh, Đông Xuân, Đức Hòa, Hiền Ninh, Hồng Kỳ, Kim Lũ, Mai Đình, Minh Phú, Minh Trí, Nam Sơn, Nam Viêm, Ngọc Thanh, Phú Cường, Phù Linh, Phù Lỗ, Phú Minh, Phúc Thắng, Quang Tiến, Tân Dân, Tân Hưng, Tân Minh, Thanh Xuân, Tiên Dược, Trung Giã, Việt Long, Xuân Giang, Xuân Thu.
Ngày 29 tháng 12 năm 1978, huyện Sóc Sơn được chuyển về Hà Nội.[6] Hiện nay, Sóc Sơn là một trong 30 quận, huyện của thủ đô Hà Nội.
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, chuyển thị trấn Xuân Hòa và 4 xã Ngọc Thanh, Cao Minh, Nam Viêm, Phúc Thắng về huyện Mê Linh quản lý (nay 5 đơn vị hành chính này thuộc thành phố Phúc Yên của tỉnh Vĩnh Phúc).[7]. Huyện Sóc Sơn còn lại 25 xã: Bắc Phú, Bắc Sơn, Đông Xuân, Đức Hòa, Hiền Ninh, Hồng Kỳ, Kim Lũ, Mai Đình, Minh Phú, Minh Trí, Nam Sơn, Phú Cường, Phù Linh, Phù Lỗ, Phú Minh, Quang Tiến, Tân Dân, Tân Hưng, Tân Minh, Thanh Xuân, Tiên Dược, Trung Giã, Việt Long, Xuân Giang, Xuân Thu.
Ngày 3 tháng 3 năm 1987, thành lập thị trấn Sóc Sơn, gồm 54 ha diện tích tự nhiên với 335 người của xã Phù Linh và 26 ha diện tích tự nhiên với 284 người của xã Tiên Dược.[8] Như vậy, huyện Sóc Sơn có 1 thị trấn và 25 xã, giữ ổn định cho đến nay.
Trong lịch sử phong kiến, vùng đất Sóc Sơn ngày nay xưa là khu vực nằm giữa 2 cố đô xưa Phong Châu và Cổ Loa thuộc cương vực Hà Nội thời tiền Thăng Long, nổi tiếng bởi sự tích Thánh Gióng về trời tại núi Sóc. Sau thời kỳ bắc thuộc đến thời kỳ các triều đại phong kiến tự chủ Việt Nam, khu vực này 1 phần thuộc trấn, phủ Thái Nguyên. Đến thời Pháp thuộc, vùng đất này lại thuộc tỉnh Phù Lỗ, bao gồm cả Vĩnh Phúc ngày nay.
Huyện Sóc Sơn có 26 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Sóc Sơn (huyện lỵ) và 25 xã: Bắc Phú, Bắc Sơn, Đông Xuân, Đức Hòa, Hiền Ninh, Hồng Kỳ, Kim Lũ, Mai Đình, Minh Phú, Minh Trí, Nam Sơn, Phú Cường, Phù Linh, Phù Lỗ, Phú Minh, Quang Tiến, Tân Dân, Tân Hưng, Tân Minh, Thanh Xuân, Tiên Dược, Trung Giã, Việt Long, Xuân Giang, Xuân Thu.
-Quốc lộ 2: dài 300 km, chạy qua địa bàn năm tỉnh và thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang và Hà Giang. Chiều dài toàn tuyến là 300 km.
-Quốc lộ 3: dài 366 km, chạy theo hướng Nam - Bắc, bắt đầu từ đầu Bắc cầu Đuống (Hà Nội) đi qua các tỉnh: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng và kết thúc tại thị trấn Tà Lùng, Quảng Hòa, Cao Bằng.
Quốc lộ 3 (QL.3) bắt đầu từ phía Bắc cầu Đuống (Yên Viên - Hà Nội), qua Phù Lỗ (Sóc Sơn), qua các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, đến cửa khẩu Tà Lùng biên giới Việt Trung. Tổng chiều dài 350,44 km và có 84 cầu.
-Quốc lộ 18: Đoạn từ Nội Bài đến thành phố Bắc Ninh dài 31 km, có 4 làn xe (mỗi chiều hai làn một làn cho xe tải và xe khách riêng, một cho xe con và xe du lịch riêng). Đoạn này trùng với đường cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh – Hạ Long.
-Đường Võ Văn Kiệt: Dài 15 km, đoạn qua Sóc Sơn dài 5 km. Chậy thẳng từ TTTP Hà Nội đến sân bay quốc tế Nội Bài.
-Đường vành đai 4 từ cầu qua sông Cà Lồ giáp ranh với huyện Mê Linh xuyên qua quốc lộ 2 đến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
-Đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng: (ký hiệu toàn tuyến là CT.07), tên chính thức trên các văn bản của cơ quan nhà nước là Quốc lộ 3 mới, là một trong 6 tuyến cao tốc đang xây dựng theo quy hoạch tại miền Bắc Việt Nam. Tuyến đường được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khởi công vào ngày 24 tháng 11 năm 2009.. Tuyến đường đi qua địa bàn ba tỉnh thành là Hà Nội, Thái Nguyên và một đoạn ngắn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên có mặt đường rộng 34,5m và dài 70 km. Tuyến có quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100 km/h. Tổng mức đầu tư dự án (đoạn Hà Nội - Thái Nguyên) là 10000 tỷ đồng.Tháng 1 năm 2014, QL3 mới đã được Bộ GTVT thông xe.
Điểm đầu của tuyến cao tốc này là km 152+400 Quốc lộ 1 mới thuộc địa phận xã Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội). Điểm cuối là đường tròn Tân Long, Phú Lương, Thái Nguyên. Đi qua Sóc Sơn (Hà Nội) ở địa bàn các xã Việt Long, Bắc Phú, Tân Minh, Tân Hưng, Trung Giã.
-Đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai: (ký hiệu toàn tuyến là CT.05) dài 264 km có điểm đầu là nút giao thông giữa quốc lộ 2 và đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội) và điểm cuối là xã Quang Kim (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai). Đường cao tốc này là một phần của đường Xuyên Á AH14.
Phần lớn đường cao tốc sẽ đi ven theo bờ sông Hồng. Tuyến này đi qua địa bàn 5 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai, nối với đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu của Trung Quốc và là một hợp phần trong dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng. Điểm đầu tại nút giao thông quốc lộ 18A với quốc lộ 2 tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội; đi qua địa bàn các xã: Thanh Xuân, Tân Dân (huyện Sóc Sơn).
Cảng hàng không quốc tế Nội Bài: (IATA: HAN, ICAO: VVNB), tên giao dịch chính thức: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, tiếng Anh: Noi Bai International Airport (NIA) là cảng hàng không quốc tế lớn nhất của miền Bắc Việt Nam, phục vụ chính cho Thủ đô Hà Nội và vùng lân cận, thay thế cho sân bay Gia Lâm cũ. Sân bay Nội Bài là trung tâm hoạt động chính cho Vietnam Airlines, VietJet Air, Pacific Airlines, Bamboo Airways và trước kia có Indochina Airlines, Air Mekong.
Sân bay quốc tế Nội Bài thuộc huyện Sóc Sơn, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 35 km theo tuyến đường bộ về phía Tây Bắc. Khoảng cách này đã được rút ngắn còn 27 km khi cầu Nhật Tân và tuyến đường nối đầu cầu này với Nội Bài được hoàn thành trong năm 2015, ngoài ra còn có thể đi theo quốc lộ 3 dẫn từ cầu Chương Dương đến ngã 3 giao cắt với quốc lộ 2 để vào sân bay.
Tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều đi qua phía Đông của huyện Sóc Sơn với chiều dài 16 km. Tuyến hiện tại đang khai thác chỉ sử dụng một đôi tàu một ngày đi từ ga Long Biên (Hà Nội) đến ga Quán Triều (Thái Nguyên) và ngược lại. Trên đoạn này có hai nhà ga nhỏ là ga Đa Phúc và ga Trung Giã. Quy mô mỗi ga chỉ 50 - 60 khách/ngày.
Các dự án đường sắt đô thị Hà Nội đi qua địa bàn huyện (dự kiến) là các tuyến số 2 (Nội Bài - Thượng Đình), tuyến số 6 (Nội Bài - Ngọc Hồi).
Huyện Sóc Sơn có các tuyến đường sông dọc theo sông Cầu, sông Công và sông Cà Lồ. Việc khai thác vận chuyển còn nhỏ bé. Các bến bãi ở dạng tự nhiên. Hàng hóa vận tải chủ yếu là than, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng và lâm thổ sản. Tổng chiều dài các tuyến sông chính là 90 km với 4 bến chính: bến Trung Giã, bến Việt Long, bến Cốc, bến Đông Bắc. Các bến đều chưa có hệ thống cầu cảng, chỉ có bến Trung Giã có kho bãi ngoài trời (khoảng 2000 tấn) và phục vụ thuyền trọng tải nhỏ dưới 100 tấn.
Huyện Sóc Sơn là địa điểm dã ngoại phổ biến với giới trẻ và nhiều gia đình ở Hà Nội với phong cảnh đẹp, không khí trong lành và gần trung tâm.
Núi chồng núi vợ đứng song đôi!
http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=1187&Catid=564 Lưu trữ 2020-08-03 tại Wayback Machine
Sóc Sơn là một huyện thuần nông phía bắc thành phố Hà Nội. Các làng nghề, ngành nghề, việc làm tại Sóc Sơn đại đa số liên quan nhiều đến sản xuất nông nghiệp. Khu vực phía Bắc trung tâm Hà Nội xét về mức độ đa dạng cũng như số lượng các làng nghề thủ công, làng nghề mới, làng có nghề thường ít hơn khu vực phía đông, nam và phía tây của Hà Nội (như huyện phía nam Vĩnh Phúc, huyện phía đông trở sang phía nam và tây của Hà Nội, một số huyện của Bắc Ninh, Hưng Yên). Hiện nay Sở công thương Thành phố cũng rất quan tâm, khuyến khích và duy trì các làng nghề, phát triển ngành nghề mới tại các địa phương nhằm tạo thêm công việc, tăng thu nhập cho người dân. Hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với vai trò là động lực phát triển của một vùng hiện nay đã hạn chế quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để nhường cho các khu vực các tỉnh, vùng lân cận tiếp cận được với công nghiệp tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho các tỉnh thành lân cận nhằm cân bằng dần thu nhập giữa các địa phương. Trong hoàn cảnh đó thì vai trò của các làng nghề, và phát triển ngành nghề mới là rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế một đơn vị rất rộng của thủ đô nhưng chưa có được nhiều làng nghề, nghề như ở Sóc Sơn: