© Bản quyền thuộc Trung tâm Đào tạo & Chỉ đạo tuyến - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
© Bản quyền thuộc Trung tâm Đào tạo & Chỉ đạo tuyến - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập vào hệ thống để sử dụng được nhiều tính năng hữu ích như Sổ từ vựng, làm bài trắc nghiệm tiếng Đức, học tiếng Đức miễn phí, nhận giải đáp từ các giáo viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi...
. Bạn có thể nhấn vào biểu tượng Facebook, Google hoặc Linkedin để đăng nhập thông qua các mạng xã hội đó.
Để luyện thi B2 tiếng Đức, ta cần nắm vững kiến thức cơ bản và luyện đề thi thật chăm chỉ để đạt được kết quả tốt. Vì kì thi B2 không được thi riêng lẻ từng phần như B1 nên ta phải chú tâm thật kĩ vào từng kĩ năng, bởi vì nếu không đậu 1 kĩ năng nào đó, ta sẽ không thể vượt qua kì thi B2. Sau đây là một số tài liệu luyện thi B2 tiếng Đức, giúp bạn nắm vững lại kiến thức và quen với cấu trúc đề thi.
Việc làm đề mẫu cũng là một ý kiến hay, vì đề mẫu thông thường rất bám sát đề thi thật. Bạn hãy thử làm nghiêm túc 1 đề thi mẫu từ trang web của viện Goethe, sau đó tự chấm kết quả cho bản thân. Như vậy, bạn sẽ biết được bạn thường sai ở những câu nào và mình có những lỗ hổng kiến thức nào cần được rèn luyện
Đây là bộ đề mẫu B2 gồm đầy đủ đáp án chi tiết, giúp bạn có thể tự luyện đề ở nhà và tự chữa lỗi sai cho mình. Trong quá trình làm, bạn hãy canh thời gian 1 cách hợp lí để tạo cho mình tâm lí thoải mái khi làm bài thi
Bộ đề này có nội dung rất bám sát vào đề thi thật, phù hợp cho các bạn có tinh thần tự học cao. Bạn có thể dành thời gian nhất định (tốt nhất là thời gian tương ứng với thời gian thi thật) để giải đề, rồi sau đó đọc đáp án và tự sửa lỗi sai cho bản thân. Với cách học này, chắc chắn trình độ và kết quả làm bài của bạn dần dần sẽ được nâng cao rất nhiều
Không chỉ nghe, nói, đọc, viết mà ngữ pháp cũng rất quan trọng trong việc luyện thi B2. Ngữ pháp tốt sẽ giúp ta nói tốt và viết tốt hơn. Việc nắm vững ngữ pháp là điều vô cùng cần thiết đối với các bạn muốn đạt được kết quả cao trong kì thi B2.
Nghe các kênh trên Youtube như Dw, Easy German hoặc Gallileo
Việc nghe các kênh này vào thời gian rảnh sẽ giúp ta nâng cao khả năng nghe. Không những vậy, phản xạ và cách phát âm của bạn khi nói sẽ tốt hơn, điều này giúp ích rất nhiều cho bài thi nghe và nói trong kì thi B2
Chào các bạn đang ôn thi các môn cao học thuộc khối ngành Sinh Học ở trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên. Bài này mình sẽ chia sẻ chút kinh nghiệm ôn thi của mình về (a) cấu trúc đề thi mô Cơ Sở (Sinh) và môn Cơ Bản (Toán Sinh) (b) kinh nghiệm học thi (c) nên chọn ngành nào và (d) có nhất thiết học thêm cao học khi đang học Dược hay không? Đầu tiên là về kinh nghiệm học thi nhé, vì các bạn tìm đọc bài viết này chắc phần nhiều đang ôn thi. Mình xin nói trước, mình không đi học ôn nên kinh nghiệm này là tự đúc rút từ bản thân, các bạn nên cân nhắc để trao niềm tin vào mình nhé và cái nữa là những gì mình viết dưới đây bạn nên đọc khi đã tìm hiểu bài rồi, còn nếu tay mơ mà đọc thì chắc các bạn chưa hiểu mình đang nói vấn đề gì. Đối với môn Cơ Bản (Toán Sinh). Môn này thực ra tương đối dễ nếu đặt lên bàn cân để so sánh với môn Cơ Sở. Đầu tiên là các công thức. Có một điều rất rõ ràng là công thức phần xác suất thì chỉ có vài công thức (XSDD, XSTP, nhị thức, poison...) nhưng bạn phải hiểu rõ bản chất của công thức để vận dụng. Thực sự phải hiểu rõ nó thì mới làm các bài tập XS mà không bị lúng túng. Còn đối với công thức thống kê, nó thực sự là có rất nhiều công thức, nhưng tất cả đều chỉ cần học thuộc, không gặp nhiều bài toán đánh đố mà đánh đố nhằm vào các bài tập thống kê. Tuy nhiên ở phần thống kê, ta thường gặp 2 vấn đề khó hiểu và dễ nhầm lẫn như sau: 1. Cách xác định r trong kiểm định giả thuyết. Các bạn để ý thấy, miền bác bỏ H0 ở các bài tập kiểm định giả thuyết là h-r-1 X 1- alpha. Khi thì thấy r là 0, là 1, là 2. Vậy r ở đây là gì? r là tham số ước lượng. Ví dụ khi kiểm định giả thuyết số con trai trong gia đình 3 con có tuân thủ theo phân phối nhịn thức hay không? thì ta chẳng cần ước lượng gì hết. Cứ áo dụng công thức nhị thức/H0 đúng mà làm, do đó r = 0. Còn nếu bài tập hỏi có tuân thủ theo định luật poison không? thì rõ ràng ta phải ước lượng lamda gần bằng 1/n.tổng Xi do đó r =1. Còn ở những bài tập cho khoảng, ta phải ước lượng 2 giá trị phi trước trừ phi sau để tìm ra xác suất nằm trong khoảng, do đó r = 2. Đó là cách xác định r. 2. Còn một dạng bài tập dễ nhầm lẫn, các bạn quan sát ví dụ sau: Phun thuốc lên 5 mẫu ruộng kiểm chứng và đối chứng ta thấy số mẫu bị tái nhiễm sâu bệnh như sau: Kiểm chứng 50 60 55 54 70 Đối chứng 30 38 66 59 80 Hỏi thuốc có ảnh hưởng đến mẫu bị tái nhiễm hay không? Ở dạng bài tập này ta đừng nhầm lẫn nó với kiểm định. Nó là dạng bài tập so sanh trung bình mẫu đối chứng và kiểm chứng với n<30, phương sai chưa biết. Còn cái nữa là kiểm định giả thuyết, tất cả thì H0 đặt là thuận, ví dụ "trung bình cân nặng của phụ nữ tuổi 24 bằng 25", "Số con trai trong gia đình 3 con tuân theo phân phối Poison"... nhưng chỉ duy nhất kiểm định tính độc lập thì H0 lại là độc lập nhé.Ví dụ H0 "Yêu màu hường và pê đê là độc lập" :D. Đối với phần xác suất thì các bạn làm bài tập thật nhiều (tất nhiên thống kê cũng vậy), thì tự khắc các bạn sẽ nhuần nhuyễn cách đặt giá trị hợp lý để tìm ra được đáp án. Nhớ là phải chăm chỉ và kiên nhẫn để làm các bài tập từ dễ đến khó thì đi thi phần xác suất sẽ không làm khó dễ mình. Thực sự nếu hiểu được bản chất của xác suất thì phần này không hề khó, và cũng không phải bất khả thi để làm được. Tuy nhiên nếu các bạn không hiểu và muốn buông bỏ thì cũng không sao, chỉ cần nhớ 2 công thức nhị thức và poison và làm phần thống kê thì bạn cũng đã có được tầm 8 điểm rồi. Với môn Cơ Sở (Sinh), thực sự là cầm đề thi mình rất sốc. Khi ôn tập phần này, mình chỉ cày trong phần trắc nghiêm, vì mình nắm khá rõ các vấn đề trong xấp trắc nghiệm rồi nên mình chỉ đọc cho biết dạng câu hỏi và trả lời nhuần nhuyễn các câu trắc nghiệm đó. Tuy nhiên số lượng cấu nằm trong xấp trắc nghiệm chỉ khoảng 40 câu, còn lại là nằm ngoài lạ huơ lạ hoắc.. Đề có 100 câu, làm trong 90 phút và có gần 1 nửa là phần Sinh Thái và Sinh Lý Động, câu hỏi rất sâu và rộng do đó các bạn phải học thật kĩ. Đặc biệt năm nay không thấy các bài tập di truyền, liên kết gen, hoán vị gen, di truyền NST... nói chung không thấy phải làm bài tập tính toán. Các bạn đừng như mình, ngồi ôm xấp trắc nghiệm mỏng dính đó được... do chủ quan nên thực sự thi xong mình chả tự tin vẹo nào về môn Sinh cả. Đó là một kinh nghiệm bạn nên cân nhắc. Còn đối với môn Anh Văn mình cũng không có kinh nghiệm gì muốn truyền tải, các bạn cứ ôm phần trắc nghiệm và coi lại phần ngữ pháp chút đỉnh + bạn nào khá AV rồi thì không cần lo lắm. Nhớ là có phần nghe nữa nhé. Về tài liệu ôn thi, mình có được quyển vở mượn của bạn đi học ôn trên trường và các đề thi môn toán, xấp ôn trắc nghiệm môn Sinh, slide môn toán...do tài liệu cũ quá nên không scan lên web cho các bạn được, với lại bạn cũng đã lấy lại mất rồi. Mình thuận lợi là thế nên tự ôn thôi, còn các bạn nếu không may mắn như mình thì nên tới trường trực tiếp ôn thi nhé. Thông thường trường sẽ tổ chức ôn thi và giới hạn đề thi cho các bạn. Chúc may mắn và hẹn gặp tại trường HCMUS nhé! - Đây là đề toán năm 2016 lần 1 nhé. - Còn đây là một số bài toán hay mình sưu tầm nhé. - Tài liệu Sinh mình scan được nhiêu đây thôi file 1, file 2.