Nón Lá Việt Nam

Nón Lá Việt Nam

L/H 090.460.1490 (Zalo, Viber, Fb)

L/H 090.460.1490 (Zalo, Viber, Fb)

PHẦN 4: MÀU SẮC VẢI MAY QUẦN ÁO BHLĐ

Hiện tại vải kaki có tới gần 50 màu vải cho quý khách hàng lựa chọn. Quý khách hàng lựa chọn màu nào báo lại mã số để bên Đồng Phục Niềm Tin lên thiết kế cho quý khách hàng.

Đồng Phục Niềm Tin luôn mang lại cho khách hàng sự tin tưởng và hài lòng cao nhất. Phục vụ vượt mong đợi. Các sản phẩm không chỉ đẹp mà giá cả còn vô cùng hợp lý. Cam kết giá tốt nhất thị trường:

Quần áo bảo hộ lao động có giá từ 75k/áo, 135k/bộ với vải kaki 65/35 phổ thông mà 70% khách hàng lựa chọn: Áo bảo hộ lao động, Quần áo bảo hộ lao động, Đồ bảo hộ lao động, Đồng phục bảo hộ lao động, Quần áo công nhân, Quần áo cơ khí, Áo công nhân, Quần áo bảo hộ lao động tay dài, Quần áo bảo hộ lao động tay ngắn…

Áo thun đồng phục, giá từ 28k-65k/áo với vải mè, vải cá sấu mè hoặc vải thun lạnh mỏng nhẹ thoáng. Từ 49k-85k/áo với vải cá sấu Poly Thái loại 1 thấm hút mồ hôi, không xù lông, rất ít xuống màu: Áo thun đồng phục giá rẻ, Đồng phục công nhân, Áo đồng phục công nhân, Áo đồng phục công ty, Áo thun quảng cáo, Áo thun sự kiện, Áo thun nhóm, Áo thun giá sỉ, Áo thun đồng phục cổ tròn, Áo thun đồng phục cổ trụ, May áo thun đồng phục, In áo thun đồng phục, Áo thun đồng phục có cổ…

Áo sơ mi từ 75k/áo với vải kate Silk, từ 140k/áo vải kate Ý-Mỹ-Bamboo: Áo sơ mi nam ngắn tay, Áo sơ mi nam dài tay, Áo sơ mi văn phòng, Áo sơ mi công sở, Đồng phục văn phòng, Đồng phục công sở, Áo sơ mi nữ, Áo đồng phục công sở, Áo sơ mi đẹp, Áo sơ mi nam, Áo sơ mi đồng phục, Áo sơ mi công nhân…

Nón đồng phục từ 17k/nón kết, 20k/nón tai bèo, thường dùng vải kaki 65/35 để may làm nón đồng phục, nón sự kiện, quà tặng: Nón kết, nón tai bèo, nón thủy sản, nón thời trang…

SĐT/Zalo: 0902858121 – 0947200328

QUÝ KHÁCH HÀNG GỌI NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN CHẤT LIỆU VẢI, SIZE ÁO, MÀU SẮC, THIẾT KẾ(HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ) VÀ KHUYẾN MÃI ƯU ĐÃI NHẤT

GỌI NGAY ĐỂ NHẬN KHUYẾN MÃI ƯU ĐÃI NHẤT

Nghiên cứu đưa ra tổng quan về ngành thuốc lá Việt Nam ở ba khía cạnh: cầu, cung và quản lý. Về cầu, tỷ lệ hút thuốc chung và ở nam giới tại Việt Nam có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010-2020, dù chi tiêu thuốc lá vẫn rất lớn. Về cung, ngành công nghiệp thuốc lá tạo ra doanh thu và đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước, nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước. Về quản lý, các quy định về phòng, chống tác hại thuốc lá được ban hành tại Việt Nam khá đầy đủ, bên cạnh các loại thuế áp lên các sản phẩm thuốc lá. Nghiên cứu chỉ ra giá thuốc lá ở Việt Nam quá thấp so với thu nhập của người dân do thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế tỷ lệ tính trên giá xuất xưởng, chưa có lộ trình tăng thuế rõ ràng và đáng kể, khiến cho việc tiếp cận thuốc lá rất dễ dàng. Việc nhà nước bảo hộ các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá trong nước là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến giá thuốc lá thấp và buôn lậu, cho thấy nhà nước đang cố gắng thực hiện cùng lúc hai mục tiêu: bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và duy trì doanh thu của ngành thuốc lá.

Từ khoá: thuốc lá, ngành công nghiệp thuốc lá, thuế thuốc lá, thuế tiêu thụ đặc biệt

Hút thuốc là một hành vi không hiếm gặp ở Việt Nam, và với nhiều người đã trở thành một thói quen khó bỏ. Nhìn vào số liệu chi tiêu của người Việt cho các sản phẩm thuốc lá, dễ dàng suy đoán rằng ngành công nghiệp thuốc lá có vai trò đáng kể về mặt kinh tế, đóng góp vào ngân sách nhà nước và giải quyết được một số lượng việc làm nhất định. Tuy nhiên, đóng góp đó so với các chi phí y tế, xã hội mà thuốc lá gây ra dường như là quá khiêm tốn. Do đó, bên cạnh các quy định về phòng, chống tác hại thuốc lá, chính phủ đã sử dụng các công cụ thuế từ những năm 1990 nhằm hạn chế tiêu thụ thuốc lá của người dân. Mặc dù được đánh giá là công cụ hiệu quả nhất trong kiểm soát hút thuốc, thuế mới chỉ chiếm 36% giá bán lẻ thuốc lá tại Việt Nam, hệ quả là với thu nhập của người dân ngày càng tăng, thuốc lá ngày càng trở nên phải chăng và dễ tiếp cận hơn. Điều gì khiến thuế thuốc lá, kéo theo là giá thuốc lá, cứ mãi thấp như vậy?

Nghiên cứu này rà soát các khía cạnh cầu, cung và chính sách quản lý của nhà nước đối với ngành thuốc lá Việt Nam. Phân tích mối quan hệ giữa ba khía cạnh này sẽ làm rõ nguyên nhân đằng sau mức giá thuốc lá quá thấp, làm giảm hiệu quả của các biện pháp phòng, chống tác hại thuốc lá.

2. Tình hình tiêu thụ thuốc lá ở Việt Nam

Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm người dân dành khoảng 31.000 tỷ đồng cho các sản phẩm thuốc lá (WHO, 2018). Hai cuộc điều tra GATS 2015 và PGATS 2020 cung cấp các số liệu mới nhất về tỷ lệ hút thuốc của dân số Việt Nam từ 15 tuổi trở lên. Người được tính là hút thuốc là người trưởng thành đã hút ít nhất 100 điếu thuốc trong suốt cuộc đời họ và khi được khảo sát vẫn đang hút thuốc (Centers for Disease Control and Prevention, 2019). Tỷ lệ hút thuốc ở Việt Nam 2015-2020 đã giảm từ 22,5% xuống còn 21,7%, thấp hơn trung bình thế giới (22,3%) và Đông Nam Á (27,9%) năm 2020 (WHO, 2019; WHO, 2022b).

Về giới tính của người hút thuốc, tỷ lệ nam giới hút thuốc đã giảm từ 45,3% (2015) xuống 42,3% (2020), thấp hơn trung bình Đông Nam Á năm 2020 (46%) nhưng vẫn cao hơn trung bình thế giới (36,7%). Trong khi đó, một con số đáng buồn là tỷ lệ nữ giới hút thuốc, dù khá thấp so với trung bình thế giới (7,8%) và Đông Nam Á (8%), lại có xu hướng tăng, từ 1,1% (2015) lên 1,7% (2020) (WHO, 2019; WHO, 2022b). Dễ thấy đại đa số thành phần hút thuốc ở Việt Nam là nam giới (chiếm gần một nửa dân số nam), trong khi nữ giới không đáng kể. Đây chính là nguyên nhân kéo tỷ lệ hút thuốc chung ở Việt Nam xuống dưới mức trung bình của thế giới và khu vực.

Về thu nhập của người hút thuốc, PGATS 2020 chỉ ra tỷ lệ hút thuốc giảm theo mức thu nhập: Nhóm nghèo có tỷ lệ hút thuốc cao hơn nhóm giàu. Nếu chia nhóm thu nhập theo ngũ phân vị, thì trong khi 25,5% người thuộc nhóm nghèo nhất hút thuốc thì số liệu đối với nhóm giàu nhất chỉ có 17,9%. Xu hướng này cũng phù hợp với con số hơn 80% người hút thuốc trên thế giới tập trung ở các nước thu nhập trung bình và thấp (WHO, 2022b).

Tỷ lệ người hút thuốc thụ động (hít phải khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy, thường đi kèm với khói thuốc do người hút thuốc phả ra[1]) đã giảm trong giai đoạn 2015-2020 ở tất cả các khu vực khảo sát. Đáng chú ý nhất là tại nơi làm việc, tỷ lệ người tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá đã giảm mạnh từ 42,6% (2015) xuống 30,9% (2020). Tỷ lệ hút thuốc thụ động tại nhà cũng giảm từ 59,9% (2015) xuống 56% (2020). Sự sụt giảm này phù hợp khi xét thấy tỷ lệ hút thuốc đã giảm trong giai đoạn trên.

Mặc dù tỷ lệ hút thuốc đã giảm liên tục trong các năm qua (nếu so sánh cả kết quả GATS 2010), việc sử dụng thuốc lá điện tử (mặt hàng chưa được hợp pháp hoá) đang ngày càng phổ biến. Nếu năm 2015 chỉ có 0,2% người được khảo sát tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá điện tử, thì chỉ 5 năm sau con số này đã lên tới 3,6% (tăng gấp 18 lần). Điều đáng nói là những người hút thuốc lá điện tử chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi 15-24, tức nhóm thanh thiếu niên. Tình trạng đáng báo động này có thể được lý giải do ngành công nghiệp thuốc lá đang cố gắng mở rộng tệp khách hàng với đối tượng người tiêu dùng trẻ. Nắm bắt được tâm lý tò mò, thích trải nghiệm của giới trẻ, các công ty thuốc lá liên tục đưa ra các sản phẩm thuốc lá điện tử với thiết kế bắt mắt, nhiều hương vị hấp dẫn. Thuốc lá điện tử thường được quảng cáo như là một sản phẩm “giảm hại”, “ít hại” so với thuốc lá điếu (nhưng thực tế thuốc lá điện tử vẫn chứa nicotin và hoá chất độc hại). Các sản phẩm này thường được tiếp thị trên Internet, các mạng xã hội với giới trẻ là lực lượng người dùng chính (WHO, 2022b), ngoài ra còn thông qua người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng, các sự kiện âm nhạc, thể thao, lễ hội mà các công ty thuốc lá tài trợ. Những năm gần đây, hút thuốc lá điện tử đã trở thành trào lưu mới nổi trong một bộ phận giới trẻ, là thực trạng đáng báo động của y tế công cộng.

3. Ngành công nghiệp thuốc lá Việt Nam

3.1. Lịch sử ngành thuốc lá Việt Nam

Theo sách “Vân Đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn, cây thuốc lá được người Ai Lao (Lào ngày nay) đưa vào trồng tại Việt Nam vào đời vua Lê Thần Tông (khoảng năm 1660). Năm 1929, Công ty British American Tobacco (BAT) thành lập công ty Công ty Manufacture IndoChina (MIC) tại Việt Nam, đánh dầu bước đầu của sản xuất thuốc lá công nghiệp ở nước ta. Năm 1975, Công ty MIC được Bộ Công nghiệp quốc hữu hóa (Guindon và cộng sự, 2010). Giai đoạn này cả nước có sáu nhà máy sản xuất thuốc lá ở miền Bắc và Nam.

Giai đoạn 1975-1985 là thời kì sản xuất kinh doanh thuốc lá theo cơ chế tập trung bao cấp, tổng năng lực của toàn ngành khoảng 1 tỷ bao/năm. Đến sau năm 1980, do việc chậm đầu tư phát triển dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị trở nên lạc hậu, chắp vá, sản phẩm của các nhà máy này đã không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng (Tạp chi Công Thương, 2005).

Năm 1985, nhà nước thành lập Liên hiệp Các xí nghiệp thuốc lá Việt Nam trên cơ sở hợp nhất các xí nghiệp thuốc lá của Bộ Công nghiệp thực phẩm và các địa phương (Nghị định 108-HĐBT ngày 05/4/1985), nhằm tổ chức quản lý ngành thuốc lá theo đầu mối, thực hiện chương trình mục tiêu sản xuất thuốc lá của nhà nước. Năm 1992, Liên hiệp Thuốc lá được chuyển thành Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Quyết định 1007/CNn-TCLĐ ngày 13/10/1992 và Quyết định 254/TTg ngày 29/4/1995).

3.2. Tổng quan ngành công nghiệp thuốc lá Việt Nam

Diện tích, sản lượng và năng suất thuốc lá

Thuốc lá được trồng tại 27/63 tỉnh, thành ở cả ba miền Việt Nam. Từ năm 1990, sự thay đổi diện tích thu hoạch của thuốc lá có thể chia thành ba giai đoạn: 1991-1997, 1998-2009 và 2010-2020. Trong mỗi giai đoạn, diện tích thu hoạch sau khi đạt đỉnh ở đầu mỗi giai đoạn thì đều có xu hướng giảm dần tới cuối giai đoạn.

Hình 3.1. Diện tích trồng cây thuốc lá ở Việt Nam, 1990-2021 (ha)

Do diện tích trồng bị thu hẹp nên sản lượng thuốc lá giảm mạnh dù năng suất thuốc lá tăng. Năng suất thuốc lá trong thời kỳ 1990-2021 tăng gấp ba lần từ 0,8 tấn/ha lên 2,4 tấn/ha nhờ sự đầu tư vào công nghệ, giống thuốc lá, kĩ thuật canh tác (Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2019). Mặc dù năng suất tăng nhưng do diện tích trồng bị thu hẹp với tốc độ nhanh hơn nên sản lượng giảm mạnh. Sản lượng thuốc lá sau khi đạt mức cao nhất 56.530 tấn năm 2010 thì giảm còn 29.158 tấn năm 2020.

Hình 3.2. Sản lượng thu hoạch thuốc lá ở Việt Nam, 1990-2021 (tấn)

Hình 3.3. Năng suất thuốc lá ở Việt Nam, 1990-2021 (tấn/ha)

Diện tích trồng thuốc lá giảm do không phải thay đổi đến từ mặt chính sách quản lý của nhà nước. Thực tế, thuốc lá vẫn được quy hoạch trồng với diện tích ngày càng tăng và sản lượng ngành một nhiều (Bảng 3.1). Tuy nhiên, các mục tiêu về diện tích, năng suất, sản lượng trồng cây thuốc lá đều không đạt được, có thể do một số nguyên nhân sau đây. Thứ nhất, dù được quy hoạch với diện tích trồng và sản lượng ngày càng lớn, rất ít chính sách đặc thù để ưu tiên phát triển cây thuốc lá. Thứ hai, do một số diện tích thuốc lá bị thoái hóa, bạc màu, sản xuất không hiệu quả hoặc do thiếu nguồn lực lao động do thanh niên chuyển sang ngành nghề khác. Thứ ba, thuốc lá là cây trồng có tính truyền thống, đòi hỏi kinh nghiệm và cường độ cao, là rào cản cho các hộ mới tham gia sản xuất (Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2019).[2]

Bảng 3.1. Diện tích thu hoạch, sản lượng và năng suất thuốc lá thực tế so vớiquy hoạch, 2005-2020

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ FAO STAT (2023), Quyết định 22/2004/QĐ-BCN ngày 02/04/2004 của Bộ Công nghiệp về Quy hoạch Phát triển vùng trồng cây thuốc lá năm đến năm 2010 và Quyết định 1988/QĐ-BCT ngày 01/04/2013 của Bộ Công Thương về phê duyệt quy hoạch sản xuất sản phẩm thuốc lá và phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá Việt Nam đến năm 2020 (số liệu năng suất theo quy hoạch năm 2015 và 2020 tự tính theo số liệu diện tích và sản lượng trong quy hoạch)

Hiệu quả kinh tế của cây thuốc lá

Theo điều tra của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, doanh thu trung bình mẫu khảo sát cho 1 ha thuốc lá là 152,5 triệu đồng. Sự chênh lệch về doanh thu chủ yếu do sự khác biệt về năng suất và giá bán giữa các tỉnh. Các tỉnh miền núi phía Bắc có đặc điểm là năng suất thấp hơn các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Chất lượng và độ đồng đều của thuốc tại các tỉnh miền núi phía Bắc cũng không cao, thậm chí có những hộ không phân loại lá thuốc lá mà bán đổ đồng nên giá không cao.

Bảng 3.2. Doanh thu bình quân 1 ha thuốc lá

Nguồn: Viện Quy hoạch & Thiết kế Nông nghiệp (2019)

Lợi nhuận ròng bình quân khi sản xuất 1 ha thuốc lá đạt khoảng trên 45 triệu đồng/ha/vụ, tương đương 7,554 triệu đồng/ha/tháng. Các tỉnh trồng thuốc lá vàng sấy có lợi nhuận trung bình chỉ bằng 1/2 thậm chí 1/10 so với thuốc lá Rê. Đối với khu vực miền núi phía Bắc, lợi nhuận trung bình 5-8 triệu/ha/vụ, trong khi khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có lợi nhuận 44-46 triệu đồng/ha/vụ. Đây là chênh lệch khá lớn và có thể là do điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng và phong tục, tập quán canh tác cũng như quy mô sản xuất ảnh hưởng nhiều đến mức độ đầu tư và hiệu quả sản xuất (Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2019).

Bảng 3.3. Hiệu quả kinh tế của cây thuốc lá (nghìn đồng/ha/vụ)

Nguồn: Viện Quy hoạch & Thiết kế Nông nghiệp (2019)

Nhu cầu lao động trồng thuốc lá cao hơn gần ba lần so với các cây trồng khác, trừ rau màu. Mặt khác, có nhiều công đoạn trồng thuốc lá cần lao động giản đơn, nên có thể tận dụng được lao động dư thừa trong gia đình. Tuy nhiên, cây thuốc lá là cây trồng đòi hỏi nhiều công lao động và kỹ thuật, với cường độ lao động cao so với cây trồng khác.

Bảng 3.4. So sánh lợi nhuận ròng giữa các cây trồng (nghìn đồng/ha/tháng)

Nguồn: Viện Quy hoạch & Thiết kế Nông nghiệp (2019)

So sánh giữa các cây trồng chính đang trồng ở các địa phương, có thể thấy thuốc lá cho thu nhập khá cao và có đầu ra ổn định ở tất cả các tỉnh được khảo sát (Bảng 3.4).

Xuất nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu

Hình 3.4. Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam đối với thuốc lá chưa chế biến và phế liệu thuốc lá (triệu USD)

Việt Nam nhập khẩu thuốc lá chưa chế biến có giá trị tăng từ 38 triệu USD (2002) lên 242 triệu USD (2021). Thuốc lá nguyên liệu là mặt hàng Việt Nam áp dụng hạn ngạch nhập khẩu. Cán cân thanh toán với mặt hàng này thâm hụt ngày càng lớn trong những năm gần đây (232 triệu USD năm 2021) để bù đắp cho sản lượng thuốc lá nguyên liệu trong nước giảm.

Sản lượng, lao động, doanh nghiệp và doanh thu trong ngành công nghiệp thuốc lá

Thị trường thuốc lá Việt Nam xếp thứ 32 trên thế giới về quy mô thị trường (VietnamCredit, 2021). Trong giai đoạn 2010-2018, tổng sản lượng hàng năm toàn ngành thuốc lá luôn trên 5 tỷ bao (trừ năm 2014). Bên cạnh thị trường nội địa, thuốc lá Việt Nam còn được tiêu thụ ở các nước trong khu vực với tổng lượng xuất khẩu 23,71 tỷ điếu (2015) (SEATCA, 2017).

Hình 3.5. Tổng sản lượng của ngành công nghiệp thuốc lá Việt Nam, 2010-2018 (triệu bao)

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2023)

Số doanh nghiệp trong ngành không nhiều, năm 2020 chỉ có 26 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá đang hoạt động và có kết quả sản xuất kinh doanh. Số lượng này đã phục hồi sau khi giảm xuống 23 doanh nghiệp vào năm 2016. Trong giai đoạn số doanh nghiệp giảm, số lượng lao động toàn ngành (chỉ tính lao động trong các nhà máy thuốc lá, không tính nông dân trồng thuốc lá và lao động phân phối, thương mại thuốc lá) vẫn trên 11.000 người và chỉ xuống xấp xỉ 10.000 người vào năm 2020. Điều này có thể do công nghệ của ngành sản xuất thuốc lá dễ chuẩn hoá ở quy mô lớn, không sử dụng nhiều lao động và khi sản xuất thu hẹp cũng không phải cắt giảm nhiều lao động (Nguyễn Thị Thu Hiền và cộng sự, 2020). Doanh thu hàng năm của ngành luôn đạt trên 30.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2015-2020, chỉ hai năm có sự sụt giảm là 2017 và 2020 theo sau hai đợt tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá (năm 2016 và 2019).

Bảng 3.5. Số doanh nghiệp, lao động và doanh thu của ngành thuốc lá Việt Nam, 2015-2020

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2023)

Ngành thuốc lá Việt Nam được kiểm soát chặt chẽ bởi nhà nước. Toàn bộ hoặc phần lớn vốn điều lệ của các công ty thuốc lá là do nhà nước nắm giữ, kể cả trong các công ty liên doanh với nước ngoài (Nghị định 67/2013/NĐ-CP). Để sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài phải liên doanh với một doanh nghiệp có vốn nhà nước hoặc đầu tư theo hình thức mua lại thông qua hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, chứ không thể thành lập một doanh nghiệp mới 100% vốn nước ngoài. Ví dụ, Công ty TNHH Liên doanh VINA – BAT là liên doanh giữa Tổng công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba) và British American Tobacco (BAT), trong đó Vinataba nắm 51% vốn điều lệ còn BAT nắm 49%.

Việc nhập khẩu thuốc lá cũng có nhiều hạn chế. Nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà đã bị cấm ở Việt Nam vào năm 1990. Khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, nhập khẩu thuốc lá được hợp pháp hoá trở lại do việc dỡ bỏ lệnh cấm là cam kết với WTO. Trong giai đoạn 2007-2009, nhập khẩu chỉ được phép thông qua Công ty Xuất nhập khẩu Thuốc lá Việt Nam, một công ty thương mại thuộc Vinataba. Từ tháng 1/2010, Chính phủ cho phép các xí nghiệp quốc doanh khác nhập khẩu các sản phẩm thuốc lá điếu và xì gà. Hiện nay, nhà nước thực hiện kiểm soát về mức cung cấp thuốc lá ra thị trường và thực hiện thương mại nhà nước đối với nhập khẩu (Nghị định 67/2013/NĐ-CP). Các sản phẩm thuốc lá chịu thuế nhập khẩu khá cao, trong khi thuốc lá nguyên liệu chỉ được nhập khẩu với hạn ngạch được quy định hàng năm bởi Bộ Công Thương.

Bảng 3.6. Một số nhãn hiệu của các công ty thuốc lá lớn ở Việt Nam

Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba)

Vinataba, Thăng Long, Sài Gòn, ERA, Du lịch, Tam Đảo, Hoàn Kiếm, Thủ Đô, Bastion, Mélia

555, Dunhill, Kent, Craven A, White Horse, 7 Diamonds, Everest, Virginia Gold

Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (Dofico)

Bastos, Trị An, Coker, Dotax, Donagold, Donataba, Rocco

Philip Morris International (PMI)

Japan Tobacco International (JTI)

Mevius (Mild Seven), Camel, Winston

Nguồn: Tổng hợp từ trang web các công ty thuốc lá và Euromonitor International (2021)

Hình 3.6. Thị phần của các công ty thuốc lá ở Việt Nam, 2020

Nguồn: Euromonitor International (2021)

Trong số các công ty thuốc lá ở Việt Nam, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) là doanh nghiệp lớn nhất với lịch sử lâu đời. Trước đây Vinataba trực thuộc Bộ Công Thương; đến năm 2018, Bộ Công Thương đã bàn giao quyền chủ sở hữu vốn nhà nước tại Vinataba cho Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Vinataba hiện nay nắm giữ vị trí số một trên thị trường thuốc lá Việt Nam với xấp xỉ 67% thị phần trong nước và 75% thị phần xuất khẩu (2022). Các sản phẩm của Vinataba trải rộng ở nhiều phân khúc, nhằm chiếm lĩnh phần lớn thị trường với đủ đối tượng khách hàng. Vinataba cũng là doanh nghiệp được Bộ Công Thương chỉ định là thương nhân nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà theo cơ chế thương mại nhà nước (Thông tư 37/2013/TT-BCT). Vinataba cũng dẫn dầu về đóng góp ngân sách nhà nước và liên tục tăng từ năm 2014. Tuy nhiên, phần trăm đóng góp vào tổng thu ngân sách lại có xu hướng giảm: Kể từ mức đỉnh 1,1% năm 2013, con số này đến năm 2020 chỉ còn 0,8% (Hình 3.7).

Hình 3.7. Đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng năm của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, 2011-2022

Nguồn: Tổng hợp từ Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (2023)

Ở Việt Nam, tình trạng buôn lậu thuốc lá khiến nhà nước thất thu ngân sách thuế và “chảy máu” ngoại tệ (theo Minh T. Nguyen và cộng sự (2019), khoản thất thu thuế do thuốc lá lậu ở Việt Nam năm 2012 khoảng 223 đến 295 triệu USD). Về phía người tiêu dùng, sử dụng thuốc lá lậu có rủi ro sản phẩm chứa chất cấm gây hại nghiêm trọng đến sức khoẻ do các loại thuốc lá này hoàn toàn không được kê khai hải quan và kiểm định chất lượng. Tỷ lệ thuốc lá lậu trong tổng tiêu dùng thuốc lá của người Việt Nam trong giai đoạn 1998-2006 ước tính 14,3% đến 20,2% (Minh Thac Nguyen và cộng sự, 2014). Theo báo cáo nội bộ của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, thuốc lá lậu chiếm khoảng 22% tổng lượng thuốc lá tiêu thụ năm 2012. Con số được đưa ra từ nghiên cứu của Minh T. Nguyen và cộng sự (2019) với dữ liệu từ khảo sát VITA 2012 là 20,7%. Số liệu về buôn lậu thuốc lá gần đây nhất là năm 2017, thuốc lá lậu đã giảm xuống chỉ chiếm 13,72% tổng lượng thuốc lá tiêu thụ (Anh Nguyen & Hoang The Nguyen, 2020). Có thể thấy, số liệu về tỷ lệ buôn lậu qua các năm từ các nguồn khác nhau không hoàn toàn trùng khớp, dao động trong khoảng 13% đến 22%.

Việc kiểm soát thuốc lá lậu gặp nhiều khó khăn do các thủ đoạn vận chuyển, tàng trữ, buôn bán ngày càng tinh vi, trong khi nguồn lực của nhà nước lại hạn chế. Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, tình trạng buôn lậu diễn biến phức tạp là do mức siêu lợi nhuận thuốc lá lậu đem lại (không phải chịu bất cứ khoản thuế, phí nào), bỏ xa lợi nhuận của thuốc lá hợp pháp. Ngành công nghiệp thuốc lá cho rằng nguyên nhân của buôn lậu thuốc lá là do việc tăng thuế thuốc lá đẩy giá thuốc lá trong nước lên cao và khiến cho một bộ phận người tiêu dùng chuyển sang thuốc lá lậu. Đây là một trong những luận điểm chính của các công ty thuốc lá khi vận động phản đối tăng mức thuế TTĐB thuốc lá. Một luồng quan điểm ngược lại là giá thành có thể không phải lý do chính dẫn đến buôn lậu thuốc lá; giá trung bình của thuốc lá lậu ở Việt Nam cao hơn 51% so với giá thuốc lá nội địa, vì vậy lý do người tiêu dùng tìm đến thuốc lá lậu có thể xuất phát từ sự ưa chuộng các hãng nhập ngoại (Minh T. Nguyen và cộng sự, 2019).

Nhóm nghiên cứu cho rằng nguyên nhân sâu xa cốt lõi của buôn lậu không phải do giá hay lợi nhuận, mà là bởi thuốc lá là mặt hàng hạn chế nhập khẩu. Việc hạn chế nhập khẩu được thực hiện bằng một số phương pháp như cấm nhập khẩu, áp thuế nhập khẩu cao, đặt hạn ngạch nhập khẩu và đặt ra các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu. Nhà nước hạn chế nhập khẩu thuốc lá để bảo vệ các doanh nghiệp thuốc lá trong nước (thuộc sở hữu của nhà nước), giúp các doanh nghiệp này cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài để ổn định nguồn thu cho nhà nước. Việc này dẫn đến nhu cầu thuốc lá ngoại của người tiêu dùng trong nước lớn hơn so với nguồn cung thực tế, làm tăng sức hấp dẫn của thuốc lá lậu và từ đây mới khiến việc buôn lậu đem lại siêu lợi nhuận chứ không phải ngược lại. Lý do được đưa ra bởi các công ty thuốc lá thực chất là luận điểm bảo vệ lợi ích cho chính họ, bên bị ảnh hưởng trực tiếp nếu thuế tăng.

Rõ ràng, nhà nước đang đi song song hai con đường, vừa cố gắng bảo vệ người tiêu dùng (thực hiện các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá), vừa bảo vệ các công ty thuốc lá (ngăn chặn sự cạnh tranh của thuốc lá nhập ngoại). Điều này gây khó khăn trong đổi mới chính sách phòng chống buôn lậu và thuế thuốc lá do có xung đột lợi ích giữa các bên.

4. Công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá ở Việt Nam

4.1. Các biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá ở Việt Nam

Ngày 17/12/2004, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá (FCTC) của WHO, là công cụ pháp lý quan trọng hỗ trợ các chính phủ trong công tác kiểm soát thuốc lá, phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế ở mỗi quốc gia. Việc là một trong số 60 quốc gia đầu tiên phê chuẩn công ước cho thấy quyết tâm và sự tích cực trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá của Việt Nam. Từ đó đến nay, Việt Nam đã và đang triển khai các biện pháp khác nhau nhằm giảm tiêu thụ thuốc lá như:

Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tác hại của thuốc lá: Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012 quy định: Các sản phẩm thuốc lá phải có nội dung cảnh báo sức khỏe trên bao bì mô tả cụ thể tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và thông điệp thích hợp khác, phải được thay đổi định kỳ hai năm một lần, phải chiếm ít nhất 50% diện tích của mỗi mặt chính trước và mặt chính sau trên bao, tút, hộp thuốc lá. Thông tin về tác hại của thuốc lá thường xuyên được phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Hạn chế tiếp cận thuốc lá: Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012 nghiêm cấm bán, cung cấp các sản phẩm thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi (chưa phát triển nhận thức đầy đủ), cấm bán thuốc lá bằng máy bán tự động (kênh mua dễ dàng, tiện lợi).

Kiểm soát quảng cáo, tài trợ thuốc lá: Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012 cấm quảng cáo, khuyến mại thuốc lá, tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức; cấm sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá không được tài trợ nhằm mục đích quảng cáo (ngoại trừ tài trợ nhân đạo cho chương trình xóa đói, giảm nghèo; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, thảm họa; phòng, chống buôn lậu thuốc lá). Các ngoại lệ này đã tạo ra lỗ hổng cho những chiêu thức quảng cáo, tài trợ tinh vi của ngành công nghiệp thuốc lá. Ở ASEAN, hầu hết các nước đều đã cấm hoàn toàn quảng cáo thuốc lá và tài trợ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá.

Kiểm soát hút thuốc nơi công cộng: Theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP, hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng. Tuy nhiên, việc xử lý những trường hợp hút thuốc nơi công cộng rất khó, bởi hành vi hút thuốc diễn ra bất chợt, nhanh, vị trí không cố định. Do đó, lực lượng chức năng rất khó truy tìm và xử lý cá nhân vi phạm kịp thời, cũng như không đủ nhân lực bố trí các nơi nhằm kiểm tra, giám sát, phát hiện người vi phạm.

Tác động vào giá thuốc lá: Cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam sử dụng công cụ thuế làm tăng giá thuốc lá, từ đó giảm cầu tiêu thụ.

4.2. Hệ thống thuế thuốc lá ở Việt Nam

Ở Việt Nam, các sản phẩm thuốc lá có thể chịu tới ba loại thuế: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và thuế giá trị gia tang (GTGT). Đối với thuốc lá nhập khẩu, trị giá tính thuế của thuế TTĐB là giá nhập khẩu đã bao gồm chi phí, bảo hiểm và cước phí hàng hóa (CIF) cộng thêm thuế nhập khẩu. Thuế suất thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng thuốc lá vào Việt Nam vẫn luôn cao dù đã giảm liên tục. Thuốc lá và xì gà hiện chịu thuế nhập khẩu 100% đến 135% giá CIF đối với hàng nhập khẩu từ các nước thành viên WTO (Bảng 4.1). Với các nước không phải là thành viên WTO, thuế suất là 150% đến 202,5% giá CIF. Đối với thuốc lá trong nước, do không phải chịu thuế nhập khẩu nên trị giá tính thuế là giá xuất xưởng của sản phẩm thuốc lá. Thuế GTGT được áp dụng ở Việt Nam từ ngày 1/1/1999 với thuế suất 10% giá bán lẻ trước thuế. Thuế suất thuế GTGT đối với thuốc lá chưa thay đổi kể từ năm 1999, kể cả khi có chính sách giảm thuế suất đối với nhiều mặt hàng xuống 8% vào năm 2022.

Bảng 4.1. Thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các sản phẩm thuốc lá từ năm 2007 đến nay (%)

Xì gà, xì gà xén hai đầu và xì gà nhỏ, làm từ lá thuốc lá

Thuốc lá điếu, có chứa thành phần từ đinh hương

Xì gà, xì gà xén hai đầu và xì gà nhỏ làm từ chất thay thế lá thuốc lá

Thuốc lá điếu làm từ chất thay thế lá thuốc lá

Nguồn: Tổng hợp từ biểu thuế xuất nhập khẩu các năm

Các sản phẩm thuốc lá chịu thuế TTĐB từ năm 1990. Ban đầu, Luật Thuế TTĐB quy định các mức thuế khác nhau cho các sản phẩm thuốc lá khác nhau. Lần đầu tiên các mức thuế này được điều chỉnh về chung một mức cho tất cả các sản phẩm là trong Luật Thuế TTĐB sửa đổi năm 2005, bắt đầu từ ngày 01/01/2008 ở mức 65%. Mức thuế kể từ ngày 01/01/2019 đến nay là 75%, theo quy định của Luật Thuế TTĐB sửa đổi năm 2014. Khoảng cách về thời gian giữa các đợt tăng thuế tương đối xa, mức thuế tăng thêm cũng rất nhỏ, chỉ thêm 5 điểm phần trăm mỗi đợt (Bảng 4.2).

Bảng 4.2. Thuế TTĐB đối với các sản phẩm thuốc lá từ năm 1990 đến nay

- Thuốc lá lá, thuốc lá sợi: 20%

- Thuốc lá điếu có đầu lọc: 50%

- Thuốc lá điếu không có đầu lọc và xì gà: 40%

- Thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu nhập khẩu, xì gà: 65%

- Thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu trong nước: 45%

- Thuốc lá điếu không có đầu lọc: 25%

Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá: 65%

Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá: 70%

Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá: 75%

Nguồn: Tổng hợp từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt các năm

Trong quản lý thuế, nhằm ngăn ngừa việc khai thấp giá bán để tránh thuế, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 195/2015/TT-BTC, quy định mức chiết khấu tối đa (chênh lệch giữa giá thị trường và giá bán buôn) là 7%. Trường hợp giá xuất xưởng thấp hơn 7% so với giá bán bình quân trong tháng của cùng loại sản phẩm thì giá tính thuế là giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Do vậy, các nhà sản xuất thuốc lá không thể khai giá tính thuế một cách tùy tiện.

Ví dụ: Một cây thuốc lá được doanh nghiệp khai giá bán buôn là 231.000 đồng. Tuy nhiên, giá bán trên thị trường là 250.000 đồng/cây, chênh lệch lớn hơn 7% so với giá bán buôn, do đó cơ quan thuế sẽ ấn định lại giá tính thuế chứ không chấp nhận giá doanh nghiệp kê khai. Với mức thuế GTGT 10% và thuế TTĐB 75%, giá tính thuế và số thuế phải nộp như sau:

Cấu trúc thuế TTĐB đối với thuốc lá ở Việt Nam chỉ gồm thuế tỷ lệ, có ưu điểm ít chịu ảnh hưởng của lạm phát. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm giá rẻ, tăng tỷ lệ thuế không làm tiền thuế tuyệt đối tăng lên đáng kể (nhất là khi giá tính thuế là giá xuất xưởng), khiến các sản phẩm thuốc lá giá rẻ càng trở nên sẵn có hơn (Wu và cộng sự, 2020). Khi thuế tăng, người tiêu dùng có thể chuyển sang các thương hiệu rẻ hơn, làm giảm hiệu quả của thuế, tăng khả năng tiếp cận thuốc lá của người thu nhập thấp, thanh thiếu niên và trẻ em, gián tiếp làm tăng tỷ lệ hút thuốc thụ động. Trong khi đó, thuế tuyệt đối có hiệu quả hơn trong việc giảm nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm giá rẻ, cách tính thuế cũng đơn giản hơn so với thuế tỷ lệ. Song, thuế tuyệt đối khi áp dụng cũng cần thay đổi thường xuyên để tránh ảnh hưởng của lạm phát; ngoài ra cũng khó chuyển đổi ngay sang một hệ thống thuế chỉ bao gồm thuế tuyệt đối ở Việt Nam bởi sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng nội địa.

Hiện ở nhiều quốc gia, ngoài thuế tuyệt đối thì phương thức đánh thuế hỗn hợp (gồm cả thuế tỷ lệ và thuế tuyệt đối) cũng rất phổ biến do kết hợp được điểm mạnh của cả hai loại thuế. Tại ASEAN, hệ thống thuế thuốc lá của hầu hết các nước chỉ gồm thuế tuyệt đối, ngoài ra có Lào và Thái Lan đánh thuế hỗn hợp. Việt Nam có thể cân nhắc bổ sung một mức thuế tuyệt đối, đánh thuế hỗn hợp nhằm tăng hiệu quả của thuế trước khi chuyển sang thuế tuyệt đối hoàn toàn, tránh sốc cho ngành thuốc lá trong nước.

Mức thuế thuốc lá ở Việt Nam hiện nay tương đối thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Gánh nặng thuế (phần trăm thuế TTĐB trên giá bán lẻ) chỉ 36% (2019), chỉ cao hơn Lào và Campuchia trong ASEAN (SEATCA, 2021), thấp hơn trung bình thế giới là 56%, và thấp hơn nhiều so với mức 70% mà WHO khuyến nghị. Mức thuế thấp khiến cho giá thuốc lá ngày càng phải chăng hơn do thu nhập của người dân đang tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng thuế.

Hình 4.1 thể hiện xu hướng giảm rõ rệt của phần trăm GDP bình quân đầu người mà một người cần để mua 100 bao thuốc lá của thương hiệu phổ biến nhất ở Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020, tức mức độ phải chăng của thuốc lá đối với người dân ngày càng tăng. Đáng nói là ở thời điểm năm 2016 và 2019 khi thuế TTĐB thuốc lá được nâng lên, độ phải chăng của thuốc lá không những không giảm mà thậm chí còn tăng lên, chứng tỏ các mức tăng thuế là quá nhỏ, nếu tương quan với tăng trưởng thu nhập thì việc tăng thuế không làm tăng đáng kể giá bán lẻ thuốc lá đến tay người tiêu dùng. Trong khi đó ở Đông Nam Á, con số này có xu hướng tăng ở một số nước như Indonesia, Malaysia và đặc biệt tăng mạnh và liên tục ở Philippines, cho thấy thuốc lá đang trở nên đắt đỏ hơn ở các nước này. Vẫn là số liệu này ở phạm vi toàn cầu năm 2020 (Hình 4.2), Việt Nam vẫn đang nằm ở nhóm dưới, cho thấy việc mua thuốc lá không tốn quá nhiều trong thu nhập của người dân.

Hình 4.1. Phần trăm GDP bình quân đầu người cần thiết để mua 100 bao thuốc lá của thương hiệu phổ biến nhất tại một số nước Đông Nam Á, 2010-2020 (%)

Nguồn: WHO, Global Health Observatory (2023)

Hình 4.2. Phần trăm GDP bình quân đầu người cần thiết để mua 100 bao thuốc lá của thương hiệu phổ biến nhất trên thế giới, 2020 (%)

Nguồn: WHO, Global Health Observatory (2023)

Mức thuế thấp có thể là một nguyên nhân khiến Việt Nam không đạt được mục tiêu quốc gia giảm tỷ lệ hút thuốc ở nam giới xuống 39% và ở nữ giới xuống dưới 1,4% năm 2020. Vì vậy, tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá là cần thiết. Bởi thuốc lá là hàng hoá có độ co giãn không cao, để thay đổi được hành vi của người tiêu dùng, khuyến khích họ cắt giảm tiêu thụ thuốc lá thì cần tăng thuế một mức đáng kể, bao trùm được cả các nhãn hiệu thuốc lá thấp cấp để người tiêu dùng không chuyển sang các sản phẩm rẻ hơn; đây là điểm mà thuế tuyệt đối phát huy lợi thế so với thuế tỷ lệ. Hơn nữa, mức tăng thuế không được thấp hơn lạm phát để tránh tình trạng hiệu quả của việc tăng thuế giảm đi chỉ trong một vài năm. Rõ ràng, để duy trì hiệu quả của thuế, Việt Nam cần một lộ trình cải cách thuế dài hạn với các mức tăng đáng kể và thường xuyên.

5. Kết luận và hàm ý chính sách

Số liệu điều tra gần đây cho thấy các quy định về phòng, chống tác hại thuốc lá dường như đã phát huy tác dụng khi tỷ lệ hút thuốc ở Việt Nam đang giảm liên tục, xuống dưới mức trung bình thế giới và khu vực. Tuy nhiên, điều này là do sự chênh lệch về tỷ lệ hút thuốc giữa nam và nữ; đa phần người hút thuốc là nam giới với tỷ lệ vẫn cao so với mặt bằng chung thế giới, còn nữ giới không đáng kể nhưng cũng đang có xu hướng tăng lên. Sự manh nha của việc tiêu thụ thuốc lá điện tử trong giới trẻ có thể sẽ là một mối nguy mới với sức khoẻ cộng đồng.

Về phía ngành công nghiệp thuốc lá, không thể phủ nhận sự phát triển của ngành này với doanh thu cao tới hàng chục nghìn tỷ đồng một năm, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước, tạo ra số lượng việc làm nhất định. Do đặc thù sản xuất loại hàng hóa có ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe, ngành thuốc lá nằm dưới sự sở hữu và quản lý chặt chẽ của nhà nước. Nguồn cung thuốc lá nhập khẩu bị hạn chế, nhóm nghiên cứu cho rằng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng buôn lậu thuốc lá.

Các công cụ quản lý ngành thuốc lá mà nhà nước áp dụng hiện khá đầy đủ từ các quy định về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến biện pháp đánh thuế. Dù vậy, thuế TTĐB đối với thuốc lá là thuế tỷ lệ tính trên giá xuất xưởng thay vì giá bán, chính phủ cũng chưa có lộ trình tăng thuế dài hạn với các mức tăng đáng kể. Điều này làm cho giá thuốc lá trên thị trường Việt Nam hiện quá thấp so với thu nhập, khiến người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận thuốc lá.

Nghiên cứu này chia sẻ quan điểm với nhiều nghiên cứu hiện có rằng giá thuốc lá ở Việt Nam đang quá thấp so với khả năng chi trả của người dân. Do đó, cần có các biện pháp làm tăng giá thuốc lá, trong đó có tăng thuế TTĐB với lộ trình dài, bổ sung thêm thuế tuyệt đối vào thuế tỷ lệ hiện hành, và lấy giá tính thuế là giá bán thay vì giá xuất xưởng như hiện nay. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhà nước Việt Nam hiện vẫn đang thực hiện song song hai con đường: vừa bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng (ban hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, chế tài xử phạt, v.v.) và vừa bảo vệ các công ty thuốc lá nội địa (hạn chế nhập khẩu, đánh thuế trên giá xuất xưởng, v.v.) để ổn định nguồn thu ngân sách. Vì vậy, nhà nước cần xem xét phương án tư nhân hoá, cổ phần hoá ngành thuốc lá để tập trung nâng cao sức khoẻ người dân và tránh xung đột lợi ích khi đưa ra các biện pháp kiểm soát thuốc lá.

Nguyễn Đức Thành1,*, Lê Hương Linh2, Phạm Văn Long3, Vũ Thị Phương Thanh4, Tăng Thế Anh5

1, 3, 4, 5 Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam

2 Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

* Tác giả liên hệ. Email: [email protected]

Anh Nguyen, & Hoang The Nguyen. (2020). Tobacco excise tax increase and illicit cigarette consumption: Evidence from Vietnam. Tobacco Control, 29(Suppl 4), s275–s280. https://doi.org/10.1136/tobaccocontrol-2019-055301

British American Tobacco. (2023). British American Tobacco—Our history – a timeline. https://www.bat.com/group/sites/UK__9D9KCY.nsf/vwPagesWebLive/DO52ADGE

Centers for Disease Control and Prevention. (2019, May 10). NHIS - Adult Tobacco Use—Glossary. https://www.cdc.gov/nchs/nhis/tobacco/tobacco_glossary.htm

Euromonitor International. (2021). Tobacco in Vietnam. Euromonitor International.

Guindon, G. E., Nguyễn Thị Thu Hiền, Hoàng Văn Kình, McGirr, E., Đặng Vũ Trung, & Nguyễn Tuấn Lâm. (2010). Tobacco Taxation in Vietnam. International Union Against Tuberculosis and Lung Disease.

Lê Quý Đôn. (1961). Vân Đài loại ngữ. NXB Văn hoá - Thông tin.

Minh T. Nguyen, Son The Dao, Nga Que Nguyen, Bowling, M., Ross, H., & So, A. D. (2019). Illicit Cigarette Consumption and Government Revenue Loss in Vietnam: Evidence from a Primary Data Approach. International Journal of Environmental Research and Public Health, 16(11), 1960. https://doi.org/10.3390/ijerph16111960

Nguyen, M. T., Denniston, R., Nguyen, H. T. T., Hoang, T. A., Ross, H., & So, A. D. (2014). The Empirical Analysis of Cigarette Tax Avoidance and Illicit Trade in Vietnam, 1998-2010. PLoS ONE, 9(1), e87272. https://doi.org/10.1371/journal.pone.0087272

Nguyễn Thị Thu Hiền, Giang Thanh Long, & Phạm Ngọc Toàn. (2020). Impacts of higher tobacco tax on output and employment in Vietnam.

Pham Thi Hoang Anh, Le Thi Thu, Ross, H., Nguyen Quynh Anh, Bui Ngoc Linh, & Nguyen Thac Minh. (2014). Direct and indirect costs of smoking in Vietnam. Tobacco Control, tobaccocontrol-2014-051821. https://doi.org/10.1136/tobaccocontrol-2014-051821

SEATCA. (2017). A Snapshot of the Tobacco Industry in the ASEAN Region. Southeast Asia Tobacco Control Alliance.

SEATCA. (2021). SEATCA Tobacco Tax Index 2021: Implementation of WHO Framework Convention on Tobacco Control Article 6 in ASEAN Countries. https://seatca.org/dmdocuments/SEATCA%20TOBACCO%20TAX%20INDEX%20ART6%202021%20%2820MAY21%29%20WEB.pdf

Tạp chi Công Thương. (2005, October 18). Nhìn lại chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam. Tạp chí Công Thương. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nhin-lai-chang-duong-20-nam-xay-dung-va-phat--trien-cua-tong-cong-ty-thuoc-la-viet-nam-3090.htm

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp. (2019). Đánh giá tác động về kinh tế của hộ gia đình tại địa phương trồng cây thuốc lá và đề xuất giải pháp chuyển đổi ngành nghề thay thế cho người trồng cây thuốc lá. Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế.

VietnamCredit. (2021, October 11). Overview of Vietnam’s Tobacco Industry. VietnamCredit. https://vietnamcredit.com.vn/news/overview-of-vietnams-tobacco-industry_14530

Vinataba Saigon. (2023). Lịch sử thuốc lá. http://saigontabac.com.vn/lich-su-thuoc-la.htm

WHO. (2008). WHO report on the global tobacco epidemic, 2008: The MPOWER package. World Health Organization. https://apps.who.int/iris/handle/10665/43818

WHO. (2018). Tobacco taxes in Viet Nam: Questions and answers (WPR/2018/DPM/003). WHO Regional Office for the Western Pacific. https://apps.who.int/iris/handle/10665/272682

WHO. (2019). WHO global report on trends in prevalence of tobacco use 2000-2025 (3rd ed). World Health Organization. https://apps.who.int/iris/handle/10665/330221

WHO. (2022a). The Importance of Increasing Tobacco Taxation in Vietnam through Mixed Excise.

WHO. (2022b, May 24). Tobacco. World Health Organization. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/tobacco

[2] Cần chú ý là theo điều tra nói trên tại một số tỉnh, diện tích, năng suất và sản lượng trồng thuốc lá vẫn tăng lên (Bắc Kạn, Gia Lai, Đắk Lắk) chứ không phải tất cả đều giảm xuống.