Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Lao Động Không Phải Là Để

Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Lao Động Không Phải Là Để

Xác định xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp hiệu quả để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tạo chuyển biến tích cực trong công tác xuất khẩu lao động.

Xác định xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp hiệu quả để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tạo chuyển biến tích cực trong công tác xuất khẩu lao động.

Cẩm Khê đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) như tăng cường tuyên truyền, giao kế hoạch, chỉ tiêu cho các xã, thị trấn, vận động lao động cư trú bất hợp pháp về nước đúng hạn... đã mở ra triển vọng mới trong công tác XKLĐ trên địa bàn huyện Cẩm Khê, hướng tới giảm nghèo bền vững.

Nhờ có 2 con đi XKLĐ, kinh tế gia đình ông Nguyễn Văn Phúc ở khu Hương Chan 1, xã Hương Lung khấm khá hơn trước.

Nhiều năm trở lại đây, Cẩm Khê luôn được đánh giá là một trong những địa phương trên địa bàn tỉnh làm tốt công tác tuyên truyền về XKLĐ cho người dân. Đồng chí Nguyễn Hữu Mừng - Trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện Cẩm Khê cho biết: Chúng tôi xác định XKLĐ là hướng đi phù hợp đối với vùng đất giữa như Cẩm Khê, góp phần tích cực giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và làm giàu chính đáng cho người dân. Trong công tác tuyên truyền, huyện chú ý nhiều đến các hộ nghèo, cận nghèo nhằm phổ biến kịp thời các chế độ chính sách, chương trình XKLĐ, tạo điều kiện để họ vay vốn ưu đãi, tìm được thị trường có việc làm phù hợp, góp phần giảm nghèo. Vì thế, số lượng người đi XKLĐ hàng năm đều vượt chỉ tiêu đề ra. Riêng 7 tháng đầu năm 2024, toàn huyện có 125 người đi XKLĐ, đạt trên 83% so với kế hoạch năm.

Chúng tôi về xã Hương Lung - địa phương có số người đi XKLĐ nhiều nhất trên địa bàn huyện trong 7 tháng đầu năm 2024 với 21 người. Đồng chí Vũ Mạnh Cường - Chủ tịch UBND xã cho biết, xã có tới 70% đồng bào Công giáo. Toàn xã hiện có gần 100 người đang đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Thị trường mà người lao động lựa chọn chủ yếu là Đài Loan (Trung Quốc). Đối với thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, người dân đi theo con đường du học là chính. Nhiều lao động sau khi sang nước ngoài làm việc đã tích cóp nguồn vốn gửi về cho gia đình. Vì thế, không ít gia đình trong xã trước kia thuộc hộ nghèo, nhờ XKLĐ đã vươn lên thoát nghèo. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương giảm xuống còn khoảng 5,1%.

Từng là hộ có hoàn cảnh khó khăn, cách đây 10 năm, vợ chồng ông Nguyễn Văn Phúc ở khu Hương Chan 1, xã Hương Lung quyết định vay mượn tiền cho người con trai cả đi lao động ở Đài Loan (Trung Quốc). Nhờ có con trai tìm được nghề xây dựng ổn định, mang lại thu nhập khá nơi xa xứ đã gửi tiền về giúp gia đình cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả, phát triển chăn nuôi và xây dựng nhà cửa khang trang, vươn lên thoát nghèo. Năm 2023, người con trai thứ hai của ông Phúc cũng theo anh sang Đài Loan (Trung Quốc) thực hiện ước mơ đổi đời.

Huyện Cẩm Khê tạo điều kiện cho doanh nghiệp có chức năng XKLĐ tư vấn cho học sinh, người lao động trên địa bàn về các thị trường tiềm năng tại sàn giao dịch việc làm.

Công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được huyện Cẩm Khê tích cực triển khai, coi đây là mục tiêu góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện ngày càng phát triển. Bám sát định hướng đó, năm 2023, huyện đã tổ chức sàn giao dịch việc làm thu hút hơn 300 học sinh khối 12 của các trường THPT: Cẩm Khê, Hiền Đa, Phương Xá và Trung tâm GDNN-GDTX huyện cùng 500 lao động nông thôn ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Các học sinh và người lao động được 16 đơn vị, doanh nghiệp tư vấn, tuyển dụng lao động đi xuất khẩu, tìm kiếm việc làm sau khi ra trường với mức thu nhập khá. Cùng với đó, huyện đã chỉ đạo các xã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để người lao động nhận thức được ý nghĩa của việc XKLĐ; tích cực hỗ trợ người lao động trong việc thực hiện các thủ tục vay vốn ngân hàng; tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực XKLĐ đảm bảo hiệu quả, chặt chẽ, đúng quy định.

Trên cơ sở hồ sơ pháp lý, năng lực của các doanh nghiệp, huyện lựa chọn, giới thiệu những doanh nghiệp tuyển dụng lao động có uy tín và yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đúng nghĩa vụ trong công tác tuyển dụng.

Để hoàn thành mục tiêu năm 2024, huyện Cẩm Khê đưa được ít nhất 150 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, các địa phương sẽ tăng cường tiếp xúc, hợp tác, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có chức năng XKLĐ về trực tiếp tuyển chọn lao động.

Đa dạng hóa thị trường XKLĐ, nhân rộng mô hình liên kết trực tiếp giữa doanh nghiệp với UBND các xã, thị trấn để lựa chọn lao động có tay nghề, đáp ứng nhu cầu phía đối tác doanh nghiệp nước ngoài. Huyện cũng sẽ đẩy mạnh tư vấn học nghề theo hình thức vừa học, vừa làm để đi XKLĐ tại các thị trường: Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và một số nước Châu Âu.

YBĐT - Theo khảo sát trên địa bàn huyện, hàng năm có trên 3.000 thanh niên có nhu cầu được giải quyết việc làm. Tuy nhiên, đa phần trong số này tự giải quyết việc làm thông qua đi làm việc ngoài tỉnh và một số ở địa phương.

Tư vấn cho người lao động về công tác xuất khẩu lao động tại Văn phòng Công ty cổ phần Phát triển quốc tế Việt Thắng.

Thực hiện Đề án đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) theo Quyết định 71/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với người lao động (NLĐ) đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về lao động - việc làm, dạy nghề, XKLĐ, hàng năm, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) huyện Lục Yên đã chủ động xây dựng kế hoạch, trình UBND huyện giao chỉ tiêu XKLĐ cho các xã, thị trấn; phối hợp với các tổ chức đoàn thể tham gia tuyên truyền vận động.

Để nâng cao chất lượng lao động trước khi tham gia XKLĐ, Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên huyện đã đổi mới phương pháp dạy nghề từ đào tạo văn hóa, dạy nghề cho lao động trước khi tham gia XKLĐ. Mục tiêu của công tác XKLĐ là giúp NLĐ có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, vươn lên làm giàu. Không những thế, người đi XKLĐ còn được tiếp cận các kiến thức khoa học kỹ thuật tiên tiến, tính kỷ luật trong lao động và nâng cao tay nghề, dễ tìm được việc làm sau khi hết hợp đồng về nước.

Theo khảo sát trên địa bàn huyện, hàng năm có trên 3.000 thanh niên có nhu cầu được giải quyết việc làm. Tuy nhiên, đa phần trong số này tự giải quyết việc làm thông qua đi làm việc ngoài tỉnh và một số ở địa phương với các ngành nghề như: xây dựng, giao thông vận tải, nông lâm, thủy sản và thương mại - dịch vụ…

Số người tham gia XKLĐ 3 năm trở lại đây cho thấy: năm 2014, huyện có 91 người tham gia XKLĐ, năm 2015 là 161 người và năm 2016 tăng lên 171 người. Số người tham gia XKLĐ năm 2016, chiếm số đông là đi lao động ở các nước gồm: Campuchia 61 người, Lào 53 người, Nhật Bản 27 người, Đài Loan 10 người, Malaysia 10 người…

Đồng chí Hoàng Thị Thủy - Trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện cho biết: “Trên thực tế theo nhu cầu tuyển dụng XKLĐ của các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn là rất lớn. Phòng đã cử cán bộ trực tiếp theo dõi công tác XKLĐ, cùng với các doanh nghiệp trực tiếp làm việc với các xã, thị trấn và gặp gỡ, đối thoại với người muốn tham gia XKLĐ. Mặc dù biết tham gia XKLĐ thu nhập hàng tháng như thị trường Malaysia, Đài Loan, trung bình 10 triệu đồng/ tháng, Hàn Quốc, 20 đến 25 triệu đồng/ tháng, Nhật Bản, khoảng 30 triệu đồng/ tháng… nhưng đa phần nam, nữ, trong độ tuổi vẫn không muốn đi XKLĐ vì ngại phải đi làm xa gia đình. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như: hạn chế về trình độ văn hóa, chuyên môn, ngoại ngữ, tay nghề… cũng là những khó khăn cho công tác XKLĐ”.

Tìm hiểu về công tác XKLĐ, chúng tôi tìm đến văn phòng tư vấn XKLĐ của Công ty cổ phần Phát triển quốc tế Việt Thắng, có trụ sở tại tổ 8, thị trấn Yên Thế. Đây là một trong những công ty đầu tiên mở văn phòng tư vấn XKLĐ tại huyện Lục Yên. Bà Phạm Thị Thêu - Trưởng Văn phòng đại diện tâm sự: “Công ty đã được Bộ LĐTB&XH cấp giấy phép về công tác tuyển dụng và đưa NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Công ty có địa chỉ chính tại Km8+500, thuộc Đại lộ Thăng Long, Hà Nội, được trang bị thiết bị phục vụ giảng dạy hiện đại nhất hiện nay với các loại máy móc như: xưởng hàn, cơ khí theo tiêu chuẩn quốc tế, phòng học ngoại ngữ được trang bị đầy đủ máy tính, máy chiếu... Trong 5 năm gần đây, Công ty đã đưa gần 10.000 lao động của các tỉnh, thành phố, sang làm việc tại các nước như: Nhật Bản, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Dubai, Ả rập Xê út… Văn phòng tại huyện Lục Yên, mặc dù mới đi vào hoạt động từ tháng 11/2016, nhưng bước đầu đã tiếp nhận được trên 20 hồ sơ tuyển dụng. Với uy tín hoạt động nhiều năm trên lĩnh vực XKLĐ, chúng tôi cam kết với NLĐ sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho những ai có nhu cầu muốn tham gia XKLĐ”.

Để đẩy mạnh công tác XKLĐ, hiện nay Phòng LĐ-TB&XH huyện Lục Yên đang tăng cường công tác quản lý nhà nước về công tác XKLĐ, phối hợp với các ngành và chính quyền địa phương, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động để NLĐ hiểu về lợi ích của chương trình XKLĐ. Bên cạnh đó là tạo điều kiện để hộ nghèo, hộ chính sách và NLĐ được vay vốn, học nghề để tham gia XKLĐ, giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người đi XKLĐ.