Đặng Trần Bảo Phong

Đặng Trần Bảo Phong

Thang 9 mức (A, A+, B, B+, C, C+, D, D+, F)

Thang 9 mức (A, A+, B, B+, C, C+, D, D+, F)

Đặng Trần Tùng sinh năm bao nhiêu?

Thầy giáo IELTS này sinh năm 1993 tại Hà Nội.

Kiểm tra phát âm với bài tập sau:

Anh từng theo học trường Đại học RMIT Hà Nội. Hiện tại, Đặng Trần Tùng đang là giáo viên luyện thi IELTS tại chuỗi trung tâm The IELTS Workshop. Đồng thời, anh cũng là MC cho nhiều chương trình như IELTS Face-off VTV7, Cafe sáng với VTV3.

Với gia tài học thuật đồ sộ, hiếm ai biết Đặng Trần Tùng từng tự ti về học vấn. Anh chàng quyết định du học Mỹ vào năm 17 tuổi để quên đi quá khứ có phần hơi … buồn: trượt cả trường chuyên Amsterdam và trường dự bị đại học ở Singapore. Tùng chia sẻ, anh muốn đi thật xa để khởi đầu lại, tìm lại sự tự tin trong mình.

Những ngày đầu ở Mỹ, Tùng nhận thấy mình ổn về mặt giao tiếp tiếng Anh. Nhưng để hiểu những chương trình TV, phim ảnh của người bản địa thì dường như hơi “quá sức”. Để khắc phục, Tùng tìm một show truyền hình với phụ đề tiếng Anh để luyện nghe.

Sau khoảng 20 tập, anh nhận ra mấu chốt của vấn đề. Đó là do anh chưa hiểu được văn hóa, hình ảnh so sánh, ẩn dụ của người bản xứ.

Biết được cách giải quyết vấn đề, Đặng Trần Tùng dành thời gian tìm hiểu văn hóa bản địa. Sau gần một năm rèn luyện, trình độ tiếng Anh của Tùng cải thiện đáng kể. Từ đó làm tiền đề giúp anh đạt 8.0 IELTS trong lần đầu thi.

Thành công với The IELTS Workshop

Tùng bén duyên với nghiệp giảng dạy từ khi còn là sinh viên. Theo học chuyên ngành Tài chính, thế nhưng sau vài tháng thực tập tại một công ty chứng khoán có tiếng, anh chắc chắn mình không phù hợp với nghề này.

Kết thúc kỳ thực tập, Đặng Trần Tùng bắt đầu nhận lớp gia sư để kiếm thêm thu nhập. Bất ngờ thay, chính công việc gia sư đã giúp anh nhận ra mình có khả năng giảng dạy. Và việc truyền đạt kiến thức cho người khác cũng đem lại niềm vui, hứng thú cho anh. Và giờ đây, chúng ta có một “thầy Tùng IELTS” mà học sinh, sinh viên nào cũng biết đến.

Đối với Tùng, việc lên lớp, đi dạy đơn thuần không phải là điều anh hướng tới. Người thầy này mong muốn xây dựng một lớp học theo mô hình Workshop. Lớp học nên là một không gian mở để tất cả mọi người cùng chia sẻ kiến thức. Không nên chỉ giới hạn ở việc thầy giảng – trò nghe. The IELTS Workshop “ra đời” phục vụ ý tưởng này.

Hiện nay, The IELTS Workshop là một trong những trung tâm luyện thi IELTS được nhiều bạn trẻ biết đến. Với định hướng khác biệt của thầy Tùng và đội ngũ giảng viên chất lượng, không khó hiểu khi trung tâm thu hút hơn 35.000 học viên tính tới đầu năm 2022.

Vì sao Đặng Trần Tùng nổi tiếng đến vậy?

Đặng Trần Tùng luôn tâm niệm, bản thân phải tiến bộ, vượt trội về kiến thức. Như vậy mới có khả năng truyền lửa, chỉ dạy cho học viên. Với suy nghĩ đó, “thầy Tùng IELTS” không ngừng tự học, đặt mục tiêu đạt điểm số tối đa trong kỳ thi này.

Trong gần hai năm, Đặng Trần Tùng tham gia ba kỳ thi IELTS liên tiếp. Thế nhưng anh vẫn chưa chạm được đến ngưỡng tối đa, chỉ đạt 8.5 overall.

Dù 8.5 IELTS đã là mục tiêu khó nhằn với nhiều người, nhưng với Tùng, điểm số này vẫn chưa là vạch đích. Hai năm không có tiến triển trong điểm số, cảm giác tự ti năm xưa lại ùa về. Anh hạ quyết tâm thi thêm lần nữa vào đầu năm 2017. Lần này, Tùng đạt được 9.0 cho IELTS Listening và Reading, 8.5 IELTS Speaking và Writing, trung bình 9.0.

Nhớ về khoảnh khắc đó, Tùng cảm thấy vỡ òa, vui mừng vì cuối cùng cũng hoàn thành mục tiêu. Và tự hào vì được Hội đồng Anh công nhận là 1 trong 5 người Việt đầu tiên đạt 9.0 IELTS tuyệt đối.

Ở tuổi 27, Đặng Trần Tùng đã gần 20 lần bước vào phòng thi IELTS. Có 4 lần anh đạt được điểm tối đa 9.0, và là người Việt đầu tiên làm được điều này.

Tùng cũng được Hội đồng Anh trao tặng học bổng IELTS Prize trị giá 180 triệu đồng để theo đuổi chương trình học Thạc sĩ tại Úc.

Đặng Trần Tùng nói gì về ELSA Speak?

Nói về kỹ năng Speaking trong bài thi IELTS, Đặng Trần Tùng liên tục nhấn mạnh vai trò của việc phát âm chuẩn bản xứ. Bởi chỉ khi phát âm rõ ràng, chúng ta mới có thể truyền đạt rõ thông điệp đến giám khảo trong kỳ thi IELTS.

Và theo thầy Tùng, ELSA Speak sẽ là một trợ thủ đắc lực để cải thiện phát âm của người học. Tính năng làm thầy ấn tượng nhất là bài kiểm tra năng lực tiếng Anh của ELSA Speak. Bất ngờ hơn cả là bài kiểm tra này của ELSA Speak còn dự đoán được điểm thi IELTS Speaking của thầy.

Ngoài ra, thầy Đặng Trần Tùng đánh giá ứng dụng ELSA Speak đã có nhiều cải tiến hơn trước. Tích hợp nhiều tính năng để phát triển cả hai kỹ năng Speaking và Listening cho người học ở nhiều trình độ khác nhau.

Kênh Youtube The Dang Vlog hiện có 19 nghìn lượt đăng ký. Ở đây chủ yếu chia sẻ kinh nghiệm học tập và những khoảnh khắc đời thường của thầy. Xuất hiện phần nhiều trên kênh youtube là chuỗi series The Dang Vlog với cuộc sống đời thường được Tùng ghi lại.

Facebook hơn 145.000 người theo dõi được tận dụng để chia sẻ hình ảnh “soái ca” của thầy Tùng. Đồng thời, đây cũng là nơi chia sẻ những bí quyết ôn thi IELTS, cải thiện kỹ năng Writing với các bài mẫu do chính thầy viết.

Những video “vừa học vừa chơi”, mang tính chất giải trí sẽ được đăng tải trên kênh TikTok của thầy. Phù hợp cho ai muốn tận dụng thời gian rảnh trong ngày để bổ sung từ vựng tiếng Anh.

NS Đặng Vinh Quang nổi tiếng trong vở "Đời phụ anh hùng"

Thời thiếu niên, ông là bạn cùng quê với NS Trương Hoàng Long. Cả hai đã học cùng thầy, cùng tham gia đờn ca tài tử rồi lớn lên cùng đi theo gánh hát. Sau này, họ lại cùng đứng chung trên sân khấu Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, cho tới ngày nghỉ hưu.

NS Đặng Vinh Quang là người đã đóng góp rất nhiều cho sân khấu cải lương. Mỗi sân khấu ông đi qua đều để lại những ấn tượng tốt đẹp bằng tài năng ca diễn. Ông có giọng ca trầm ấm, âm vực rộng, ảnh hưởng nhiều từ việc học theo cách ca của nghệ sĩ Thành Được.

So với các nghệ sĩ cùng trang lứa chịu ảnh hưởng của NS Thành Được thời đó như: Hoài Trúc Phương, Viễn Sơn, Phương Thanh…, giọng ca của Đặng Vinh Quang phong phú hơn, biết tạo cho mình những nét phá cách, nhất là những dấu sắc trong bài vọng cổ. Có lẽ vì vậy mà một thời gian, khi NS Thành Được nghỉ hát, các đoàn đã mời NS Đặng Vinh Quang diễn thế các vai của ông hoàng sân khấu cải lương.

Trên sân khấu Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, từ những năm đầu thành lập, NS Đặng Vinh Quang đã tham gia và nổi tiếng với vai Nguyễn Thái Bình trong vở “Chim Việt cành nam”.

Đây là vai diễn tạo dấu ấn đẹp trong sự nghiệp của NS Đặng Vinh Quang. Ông đã hóa thân thật xuất sắc vai diễn này và khán giả thời đó đã gọi tên nhân vật Nguyễn Thái Bình – người chiến sĩ cách mạng trung kiên, thay vì gọi tên nghệ danh của ông.

“Đến nay, vẫn chưa có nghệ sĩ nào đóng vai Nguyễn Thái Bình xuất sắc hơn Đặng Vinh Quang. Thành công với nhiều vai chính được khán giả yêu mến nhưng khi các đoàn hát cần, anh vẫn luôn về đóng vai phụ, yểm trợ cho đàn em. Anh là một tấm gương sáng trong nghề” – NS Trương Hoàng Long nhận xét.

Năm 1960, khi bắt đầu rời gia đình, dấn thân vào nghiệp ca hát, NS Đặng Vinh Quang theo đoàn Ngọc Hoa (Đào kép chánh là Ngọc Hoa - Thanh Hùng), lúc đó ông làm quân, chạy cờ, dù ca chắc nhịp đờn, bài bản vững vàng, lại có làn hơi phong phú, ngọt ngào nhưng vì chưa biết diễn đành chấp nhận học từ thấp lên cao.

Sau này, nhờ sự siêng năng, mọi người đánh giá ông là kép triển vọng. Chưa đầy một năm, tài năng của ông lọt vào cặp mắt nhà nghề của tác giả tài danh Hoa Phượng, khi ông theo đoàn Trường Sơn ngang dọc miền Trung. Khi đoàn Trường Sơn khởi tập vở “Luật giang hồ”, ông được soạn giả Hoa Phượng lăng xê với vai Dương Vỹ Long. Sau đó, khi soạn giả Hoa Phượng về cộng tác với đoàn Thái Dương trong vai vai trò Giám đốc kỹ thuật thì NS Đặng Vinh Quang đầu quân cho đoàn Thanh Hương – Hùng Minh, rồi về đoàn Minh Cảnh.

“Vận mệnh của NS Đăng Vinh Quang gắn với soạn giả Hoa Phượng, nên khi NS Phương Thanh nghỉ hát đoàn Thanh Minh - Thanh Nga, bà bầu Thơ đã mời anh về hát thay thế. Từ lâu, bà bầu Thơ đã cho người ngầm theo dõi từng bước hoạt động nghệ thuật của anh. Bà thích cách ca diễn của anh kép trẻ này. Suốt thời gian về đoàn Thanh Minh - Thanh Nga lưu diễn miền Trung, anh là kép chánh hát cặp với nghệ sĩ Thanh Nga. Thời gian này, đoàn Thanh Minh - Thanh Nga thường diễn nhiều kịch bản của Hà Triều - Hoa Phượng, những vở như; “Đi biến một mình”, “Đời phụ anh hùng”, “Giữa chốn bụi hồng”… Có thời gian NS Thanh Nga nghỉ hát, anh đã diễn cặp với NS Hương Lan – con gái NS Hữu Phước, cùng đóng chánh với anh trong vở “Lời thề trước mộ” của soạn giả Quy Sắc. Giữa lúc đường sự nghiệp đang lấp lánh, sáng sủa, khi đoàn Thanh Minh - Thanh Nga diễn ở miền Tây thì 18 người nghệ sĩ bị bắt quân dịch. Đoàn phải ngưng hoạt động, riêng anh được bà bầu Thơ thương mến, che chở cho khỏi bị bắt quân dịch, sau đó cho ra ở ngoài Nha Trang lánh thân một thời gian” – NSƯT Hùng Minh kể.

Sau ngày đất nước thông nhất, NS Đặng Vinh Quang về đoàn Văn Công TP HCM, sau đó về Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang. Ông luôn dìu dắt đàn em đến với nghề, hết lòng truyền đạt kinh nghiệm. Khi về hưu, ông đã từng bị tai nạn giao thông dẫn đến mất trí nhớ một thời gian. Tuy nhiên sau đó nhờ chịu khó tập vật lý trị liệu, ông đã phục hồi trí nhớ và tiếp tục tham gia biểu diễn. “Khi hay tin anh qua đời, nghệ sĩ đồng nghiệp rất thương tiếc vì anh sống rất hòa nhã, hết lòng với nghề và luôn giữ gìn đạo đức, nhân cách. Anh là tấm gương sáng đối với thế hệ nghệ sĩ trẻ” – NSƯT Cẩm Tiên chia sẻ.

Tang lễ NS Đặng Vinh Quang được tổ chức tại nhà riêng, số 11 đường Đông Hưng Thuận 22 (ĐHT 22) khu phố 1, quận 12, TP HCM. Lễ viếng lúc 21 giờ ngày 20-12. Lễ động quan lúc 8 giờ ngày 24-12. Sau đó sẽ an táng tại Cần Đước, Long An.

Đặng Trần Đức (19 tháng 10 năm 1922 – 26 tháng 3 năm 2004; sinh tại Thanh Trì, Hà Nội), bí danh Ba Quốc – 3Q, Nguyễn Văn Tá, là Thiếu tướng tình báo Quân đội nhân dân Việt Nam. Nguyên Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Cục trưởng Cục 12, Tổng cục II, Bộ Quốc phòng Việt Nam, phụ trách lực lượng tình báo phía Nam và Campuchia.[1] Trước khi mất, ông là cố vấn cho Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo và tham gia Ban chỉ đạo Điệp báo Tổng cục.

Tháng 3 năm 1945, ông tham gia Việt Minh tại khu Hàng Trống, Hà Nội; được tuyển vào Công an xung phong.[2]

Tháng 5 năm 1945, ông là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng xã Thanh Trì (Hà Nội). Sau khi củng cố chính quyền xã, ông huy động nhân dân lên tham gia cuộc mít tinh ngày 19 tháng 8 tại Nhà hát lớn Hà Nội. Sau đó được điều về Hà Nội làm công an, tham gia phá một số vụ án, trong đó có vụ án phố Ôn Như Hầu. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông là Trung đội trưởng Công an thanh niên xung phong Mặt trận Việt Minh khu Khâm Thiên, Hà Nội.

Năm 1946, Mặt trận Hà Nội vỡ, ông cùng vợ là bà Phạm Thị Thanh về Thanh Hóa. Sau đó được lệnh rút vào Đô Lương (Nghệ An), làm trưởng khu Đức Hòa.

Tháng 5 năm 1949, ông được giao làm nhiệm vụ điệp báo và trở về hoạt động tại Hà Nội. Vợ ông cũng được lệnh về Hà Nội hoạt động nhưng do mới sinh con nên về sau. Tổ chức giới thiệu ông với điệp báo viên Đặng Văn Hàm - con rể ông Đàm Y, quận trưởng của quận 1 (Hàng Trống), khét tiếng chống Việt Minh và là tay chân đắc lực của Tổng trấn Bắc Việt Nghiêm Xuân Thiện. Ông Đặng Văn Hàm sau đó cũng được đánh vào Nam, sau năm 1975, ông Hàm được thăng quân hàm thiếu tá, rồi làm Trưởng ty thương binh tỉnh Ninh Bình.

Được sự giúp đỡ của cụ Đàm Y, ông che giấu thân phận là Việt Minh, vào làm công an của chế độ Bảo Đại và sau đó xin làm Đồn trưởng Công an Từ Sơn (thuộc phía đối phương) nhằm bắt liên lạc với cấp trên, lấy lý do làm ở vị trí đó ông mới có điều kiện tìm được vợ con.

Năm 1954, hiệp định Genève được ký kết. Ông được lệnh theo quân Pháp vào Nam tiếp tục hoạt động. Để thuận tiện cho việc hoạt động và xóa lý lịch của mình, hai vợ chồng ông Đàm Y sắp xếp cho Đặng Trần Đức cưới cháu họ của mình là bà Ngô Thị Xuân - có bố làm công chức cho Pháp và theo đạo Thiên Chúa. Cụ ông Đàm Y không có điều kiện được thấy nước nhà thống nhất cũng như thành công của Đặng Trần Đức, cụ mất năm 1974 tại Sài Gòn, nhưng sau này 2 vợ chồng cụ đều được công nhận lại tư cách Điệp báo viên của Tình báo Quốc phòng.

Vào Nam, lúc đầu ông được bố trí làm kế toán viên tại Nha Công an Nam phần. Nhờ biết được người Pháp đang có kế hoạch chuyển một số vàng rất lớn về Pháp, ông đã thông tin cho Trưởng ban công tác đặc biệt Phủ Tổng thống là Trần Kim Tuyến. Nhờ đó ông được chuyển về ban công tác đặc biệt Phủ Tổng thống của Việt Nam Cộng hòa, đặc trách tổ chức việc thu thập thông tin buôn lậu vàng. Sau sự việc này, ông chính thức được điều về Sở Nghiên cứu chính trị - xã hội do Trần Kim Tuyến đứng đầu, với cấp bậc là chuyên viên bậc 3.[3]

Trở thành chuyên viên của Sở Nghiên cứu chính trị, ông Ba Quốc tập trung nghiên cứu tất cả những công việc của cơ quan này và bắt đầu khai thác những gì có thể khai thác. Ông làm việc tận tụy, chu đáo, mẫn cán để tạo lòng tin với Trần Kim Tuyến.[4]

Năm 1956, quân Việt Nam Cộng hòa bắt đầu đánh phá ác liệt các "cơ sở nằm vùng của Việt Cộng". Người chỉ huy trực tiếp của ông là ông Ba Hội cũng bị bắt. Trong bối cảnh đó, Trần Kim Tuyến bất ngờ giao cho ông thực hiện một kế hoạch đặc biệt. Một đặc khu ủy viên Sài Gòn – Gia Định đang hoạt động ở nội thành tên Huỳnh Kim Hiệp đã phản bội, báo tất cả danh sách đặc khu ủy, gồm bí thư và 9 đặc khu ủy viên, nơi ở và các hoạt động hằng ngày của họ. Bằng sự khôn khéo của mình, ông đã kịp thông báo cho bí thư khu ủy Sài Gòn – Gia Định lúc đó là ông Nguyễn Văn Linh, người sau này là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và các khu ủy viên kịp thời trốn thoát.[5][6]

Tháng 5 năm 1959, biết được chính quyền Sài Gòn lên kế hoạch ám sát Hoàng thân Sihanouk, ông đã bố trí cho bom nổ lệch giờ, kịp thời cứu mạng Hoàng thân Sihanouk. Sau vụ việc này, Hoàng thân Sihanouk công khai ủng hộ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Ông cho phép Bộ đội Giải phóng được sử dụng lãnh thổ Campuchia để lập căn cứ, vận chuyển vũ khí, lương thực, đạn dược chi viện cho chiến trường miền Nam.

Năm 1960, sau khi bắt liên lạc được với cơ sở, ông Ba Quốc ngày càng thâm nhập sâu vào Sở Nghiên cứu chính trị và được Trần Kim Tuyến đặc biệt tin tưởng. Trong thời gian này, ông đã phát hiện hồ sơ về 7 ổ gián điệp do Mỹ cài ở miền Bắc. Ông đã chụp ảnh tất cả những hồ sơ này và gửi về căn cứ. Kết quả những ổ gián điệp này đã bị tiêu diệt sạch.[7]

Sau khi chế độ Diệm sụp đổ, trải qua những năm biến động chính trị của miền Nam, Ba Quốc lại thâm nhập vào Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo. Lúc này ông nằm trong cụm điệp báo H67, ông có lúc leo lên đến trợ lý Cục trưởng Cục Tình báo Quốc nội, kiêm nhiệm Trưởng ban Đoàn thể (phụ trách việc theo dõi hoạt động của các tổ chức chính trị). Ở vị trí này, Ba Quốc được tiếp cận với hầu hết các tài liệu quan trọng trong mạng lưới tình báo của Việt Nam Cộng hòa.[8]

Năm 1969, xảy ra vụ án gián điệp của Vũ Ngọc Nhạ, mạng lưới tình báo của Hà Nội trong lòng Sài Gòn có nguy cơ bị vỡ, phòng tình báo miền phải rút cụm trưởng H67 về cứ, và tổ chức hội nghị đánh giá lại công tác tình báo. Tuy nhiên ông vẫn chưa bị lộ.

Trong thời kỳ chiến tranh, Đặng Trần Đức đã tìm cách tiếp cận với Phạm Xuân Ẩn, một điệp viên khác của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang hoạt động dưới vỏ bọc nhà báo, để khai thác tin tức. Cả ông và Phạm Xuân Ẩn đều không biết đối phương là đồng đội cùng chiến tuyến. Cấp trên đã ra lệnh cho ông Đức cắt đứt quan hệ với ông Ẩn, viện cớ ông Ẩn là người của CIA.[9]

Năm 1974, do giao liên bị bắt, trước nguy cơ bị lộ, ông được lệnh rút ra mật cứ, rồi từ đó theo đường mòn Hồ Chí Minh ra Bắc. Về Hà Nội, ông báo cáo tình hình chính trị miền Nam cho Bộ Chính trị, và sau đó được phiên quân hàm Trung đoàn bậc phó tương đương thiếu tá. Tại miền Bắc, ông đoàn tụ với gia đình sau 21 năm cách biệt vì nhiệm vụ.

Khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, ông tiếp tục công tác trong ngành Tình báo quốc phòng và trở thành cán bộ Tình báo. Ông đóng góp rất to lớn vào thành công của lực lượng tình báo trong giai đoạn chiến tranh tây nam. Năm 1977, cụm điệp báo Hà Tiên/Kiên Giang mà ông là cụm trưởng đã móc nối thành công với Heng Samrin - tư lệnh sư đoàn 4 của Khmer Đỏ, nắm được ý đồ của Khmer Đỏ coi "Việt Nam là kẻ thù truyền kiếp"[10]. Từ đó Trung ương Đảng xác định, đây không chỉ là "xung đột biên giới" đơn thuần mà là cuộc chiến tranh Bảo vệ Tổ Quốc. Năm 1978, ông Heng Samrin tiến hành đảo chính không thành công, Việt Nam buộc phải tiến hành biện pháp cứng, phản công trên toàn biên giới tây nam với hơn 25 vạn quân và tiến vào Phnom Penh lật đổ chế độ Khmer Đỏ.

Tháng 11 năm 1978, ông vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng. Lúc này ông mang quân hàm trung tá.

Sau khi Quân đội Việt Nam tiến quân vào Campuchia, ông là cụm trưởng tình báo địa bàn Koh Kong - phụ trách tình báo quân sự khu vực phía Nam Campuchia.

Sau đó ông công tác tại đoàn 817 - cục 2, đơn vị tình báo chính cho lực lượng quân sự Việt Nam tại Campuchia. Năm 1981, lúc này là thượng tá, ông được giao nhiệm vụ là Đoàn phó Đoàn 817 - phụ trách công tác phản tình báo, bao gồm tiêu diệt và bóc gỡ hệ thống Tình báo của Khmer Đỏ tại Campuchia.

Trong thời kỳ 10 năm ở Campuchia, ông là người tổ chức và chỉ huy Tình báo Việt Nam, phá vỡ các mạng lưới tình báo Khmer Đỏ để lại, triệt phá các kênh ngầm viện trợ cho Khmer Đỏ do liên minh Thái-Mỹ-Trung Quốc đứng đầu, cũng như hỗ trợ đắc lực tin tức tình báo cho Bộ Tư lệnh Quân Tình nguyện Việt Nam tại Campuchia.

Năm 1988, trước tình hình biến động tại Đông Âu, khi được cấp trên yêu cầu đánh giá, ông cho rằng CIA sẽ can thiệp để hình thành cái gọi là Xã hội dân chủ ở Liên Xô, nhằm làm sụp đổ chế độ Cộng sản từ bên trong. Ông cũng dự đoán sẽ có 2 cuộc đảo chính diễn ra: đảo chính giả và phản đảo chính, mà cuộc đảo chính thứ 2 mới là thật. Thực tế đã diễn ra đúng với những gì ông nói, ngày 19 tháng 8 năm 1991, bất mãn với Tổng thống Liên Xô - Mikhail Gorbachev, Phó tổng thống, Thủ tướng cùng bộ trưởng Quốc phòng và giám đốc KGB đã huy động quân đội cùng công an giành chính quyền, bộ đội sư đoàn tăng Tamanskaya được lệnh tiến vào Thủ đô, còn đặc nhiệm KGB truy bắt các lãnh đạo phe dân chủ. Tuy nhiên, ngay ngày 20 tháng 8, Boris Yeltsin đã làm cuộc phản đảo chính, kêu gọi nhân dân xuống đường, gây áp lực cho quân đội rút khỏi thủ đô. Đến ngày 21, cuộc đảo chính cơ bản thất bại, Yeltsin bắt đầu nắm quyền lực và đặt nền móng cho sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết. Nhờ vào đó, nhà nước Việt Nam đã không bị động trước những biến động chính trị ở Đông Âu trong giai đoạn này, một phần dự trữ vàng và ngoại tệ ở Đông Đức và Liên Xô đã được bí mật đưa về nước trước khi thể chế chính trị thay đổi.

Sau khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, năm 1990 ông được thăng quân hàm Thiếu tướng, lúc này là đoàn trưởng đoàn 817 và sau đó là Cục trưởng Cục 12, phụ trách lực lượng tình báo phía Nam và Campuchia. Trong giai đoạn này, Cục 12 có những đóng góp rất lớn trong việc giải quyết tình hình Campuchia theo hướng có lợi cho Việt Nam. Cục 12 là đơn vị tình báo đầu tiên, tổ chức được hệ thống giao thông, đưa người trở lại Campuchia sau khi Việt Nam rút quân vào năm 1991[11]. Tháng 9 năm 1997, đồng Thủ tướng Norodom Ranariddh bị lật đổ phải sống lưu vong, và phe thân Việt Nam lên nắm quyền tuyệt đối; đến năm 1998, Khmer Đỏ chính thức tan hàng, Pol Pot chết tháng 4 còn Khieu Samphan đầu hàng quân Hun Sen tháng 12 cùng năm, vấn đề Khmer Đỏ được giải quyết, trong 2 năm biến động này, cục 12 dưới sự chỉ đạo của Đặng Trần Đức (lúc này không còn là cục trưởng) đã thành lập một đơn vị mới đứng chân tại Campuchia để giúp chính quyền thân Việt Nam. Với những thành tích đó, tháng 1 năm 1999, thuộc cấp của ông là Nguyễn Chí Vịnh được bổ nhiệm làm Tổng cục phó, còn Đặng Trần Đức được Cố vấn Ban chấp hành Trung ương phụ trách Vấn đề Campuchia Lê Đức Anh đề nghị giữ chức Tổng cục trưởng - đứng đầu lực lượng Tình báo Quốc phòng, vì tuổi đã cao, ông từ chối, và tín nhiệm Nguyễn Chí Vịnh giữ chức Tổng cục trưởng, tuy vậy, sau này, ông vẫn còn đóng góp thông qua Ban Chỉ đạo Điệp báo Tổng cục.

Giai đoạn bình thường hóa quan hệ quốc tế, khi còn phụ trách Cục 12 và sau khi về hưu, ông cũng tham mưu và đề xuất với Ban Chỉ đạo Điệp báo Tổng cục trong việc xây dựng lực lượng Tình báo Kinh tế - Công nghệ.

Ông là người duy nhất đi từ tình báo viên trong chiến tranh Việt Nam, trở thành cán bộ tình báo rồi lãnh đạo tình báo quốc phòng sau chiến tranh.

Ông mất hồi 5 giờ 30 phút, ngày 26 tháng 3 năm 2004 tại Quân y viện 175, thành phố Hồ Chí Minh trong niềm thương tiếc của gia đình, bạn bè và cán bộ chiến sĩ Tổng cục. Ông được an táng tại nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh bên cạnh những điệp viên xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam như: Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ.[12]

Ông đã được Nhà nước và Quân đội nhân dân Việt Nam tặng thưởng nhiều huân huy chương:

Ông Đặng Trần Đức có hai vợ là bà Phạm Thị Thanh (cả, đã mất) và bà Ngô Thị Xuân (lẽ); con trai cả là Đại tá Đặng Trần Thành, con gái lớn là bà Đặng Thị Chính Giang.

Một tuyến phố ở Hà Nội được đặt theo tên Thiếu tướng Đặng Trần Đức. Phố Đặng Trần Đức dài 350m, là đoạn từ ngã ba giao cắt phố Thanh Đàm, tại trụ sở UBND phường Thanh Trì (đối diện Đài tưởng niệm liệt sĩ phường Thanh Trì và Nhà tưởng niệm Thiếu tướng Đặng Trần Đức) đến Ngã ba giao cắt tại trụ sở Công an Phường Thanh Trì (tổ dân phố 7, phường Thanh Trì).