Dự luật hôn nhân đồng tính tại Đài Loan được thông qua với tỷ lệ 66 phiếu tán thành và 27 phiếu chống, trong đó hầu hết các nghị sĩ của đảng Dân Tiến cầm quyền đều ủng hộ, theo CNA.
Dự luật hôn nhân đồng tính tại Đài Loan được thông qua với tỷ lệ 66 phiếu tán thành và 27 phiếu chống, trong đó hầu hết các nghị sĩ của đảng Dân Tiến cầm quyền đều ủng hộ, theo CNA.
Luật Hôn nhân và gia đình hiện nay không công nhận quan hệ hôn nhân giữa những người đồng giới.
Đồng thời, một trong những điều kiện kết hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 là được thực hiện bởi 1 người nam và 1 người nữ.
Để được pháp luật công nhận quan hệ hôn nhân, việc kết hôn phải được thực hiện giữa hai người nam và nữ đồng thời phải đáp ứng các điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật.
Như vậy, người chuyển đổi giới tính có được pháp luật cho phép kết hôn hay không?
Điều chỉnh vấn đề này, tại Điều 37 Bộ luật Dân sự 91/2015/QH13 quy định người đã thực hiện chuyển đổi giới tính có các quyền sau đây:
- Thứ nhất người này có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Theo đó, giới tính trên giấy tờ pháp lý của người này như căn cước công dân, hộ chiếu,... sẽ phải thay đổi phù hợp với giới tính sau khi chuyển đổi.
- Thứ hai là người này có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi. Như vậy, sau khi chuyển đổi giới tính pháp luật sẽ công nhận các quyền nhân thân (như là quyền kết hôn, nhận con nuôi...) phù hợp với giới tính mới sau này.
Tuy nhiên cần lưu ý là đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có quy định cụ thể nào được ban hành để hướng dẫn thực hiện quy định nêu trên của Bộ luật Dân sự về quyền chuyển đổi giới tính.
Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh tại Nghị quyết 89/2023/QH15 thì Dự án Luật Chuyển đổi giới tính sẽ được trình lên Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).
Theo đó, vì Luật Chuyển đổi giới tính vẫn chưa được ban hành nên việc chuyển đổi giới tính vẫn chưa có căn cứ thực hiện và được thừa nhận.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài
Vào năm 2017, các thẩm phán tối cao của Đài Loan đã đưa ra phán quyết ủng hộ hôn nhân đồng tính, mở đường cho Đài Loan trở thành khu vực đầu tiên ở châu Á hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính. Nghị viện đã đưa ra thời hạn hai năm để cơ quan lập pháp sửa đổi điều luật và các cặp đôi đồng giới sẽ có thể đăng ký kết hôn dựa trên phán quyết của tòa án từ 24/5 sắp tới.
Cuộc bỏ phiếu được xem là một bước ngoặt và thành công lớn cho cộng đồng LGBT tại Đài Loan, những người đã vận động trong nhiều năm để có quyền kết hôn như các cặp vợ chồng dị tính. Hàng trăm người ủng hộ quyền của người đồng tính đã tập trung rất đông mặc dù trời mưa lớn gần Quốc hội Đài Bắc vào hôm nay (17/5) - ngày thế giới chống lại kì thị LGBT để chờ đợi phán quyết cuối cùng sau cuộc bỏ phiếu.
Những người ủng hộ hôn nhân đồng giới tập trung ngoài toà nhà Quốc hội khi dự luật được tiến hành bỏ phiếu
Dự luật của chính phủ cũng được coi là luật tiến bộ nhất khi cho phép sử dụng từ "kết hôn" và được quyền nhận con nuôi hạn chế.
Tổng thống Thái Văn Anh nói rằng dự luật của chính phủ đã được thông qua sau khi tôn trọng cả phán quyết của tòa án và trưng cầu dân ý: "Hôm nay, chúng tôi có cơ hội làm nên lịch sử và cho thế giới thấy rằng các giá trị tiến bộ vẫn có thể bắt đầu từ một xã hội ở Đông Á".
Một người ủng hộ hôn nhân đồng giới cầm bông hồng để thương tiếc những người thuộc cộng đồng LGBT đã tự tử do bị phân biệt đối xử khi đang chờ đợi dự luật được thông qua tại Đài Bắc ngày 17/5/2019
Đài Loan từ lâu đã nơi tiên phong trong việc đòi quyền bình đẳng cho người đồng tính ở châu Á. Các cuộc diễu hành của cộng đồng LGBT hàng năm ở Đài Bắc trở thành kim chỉ nam cho những người đồng tính nam và đồng tính nữ ở các quốc gia phải chịu sự phân biệt đối xử. Đặc biệt những nơi như Brunei, năm nay đã đưa ra luật mới cho phép hành quyết bằng cách ném đá những ai có quan hệ tình dục đồng tính và ngoại tình, mặc dù lãnh đạo nước này cho biết sẽ duy trì lệnh cấm thi hành án tử hình.
(CAO) Hôm 17-5, Reuters đưa tin cơ quan lập pháp của Đài Loan (Trung Quốc) đã chính thức bỏ phiếu hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới, trở thành nơi đầu tiên ở Châu Á công nhận việc này.
Hàng ngàn người dân đã tập trung trước trụ sở cơ quan lập pháp ở Đài Bắc để ủng hộ và ăn mừng quyết định này trong bối cảnh vẫn còn nhiều quan điểm trái ngược về vấn nạn bất bình đẳng trong hôn nhân.
Theo đó các nhà lập pháp thuộc đảng Dân Tiến (DPP) chiếm đa số ghế đã ủng hộ dự luật với kết quả bỏ phiếu thông qua ở tỉ lệ 66 phiếu thuận, 27 phiếu chống, dù việc làm này được đánh giá là sẽ làm “phức tạp” thêm khả năng bà Thái Anh Văn được bầu lại nhiệm kỳ 2 với tư cách người đứng đầu Đài Loan, vì lo sợ những công dân có tư tưởng bảo thủ có thể phật lòng sau quyết định này.
Dự luật được thông qua cho phép các cặp đôi kết hôn đồng giới (đồng tính nam và đồng tính nữ) được luật pháp bảo vệ với những quyền lợi và nghĩa vụ tương tự những cặp đôi kết hôn dị tính (nam – nữ).
Dự luật này sẽ trở thành luật chính thức khi bà Thái Anh Văn đặt bút ký. Bà Thái Anh Văn đã viết trên Twitter chúc mừng ngày trọng đại này: “Hôm nay, chúng ta đã có một cơ hội để tạo nên lịch sử và cho thế giới thấy rằng những giá trị tiến bộ có thể bắt rễ trong cộng đồng ở Đông Á".
Dù nhiều người tỏ ra hào hứng nhưng đây quả thực là một thách thức cho bà Thái Anh Văn vì đi ngược với kết quả trưng cầu dân ý trước đó.
Cuối năm ngoái, các cử tri tại Đài Loan trong cuộc trưng cầu dân ý về việc có chấp nhận hôn nhân đồng giới hay không, với số đông đã bỏ phiếu không đồng thuận.
Biển dù tại Đài Bắc. Bất chấp mưa lớn nhiều người ủng hộ hôn nhân đồng giới vẫn theo dõi phiên bỏ phiếu bên ngoài cơ quan lập pháp, sau đó vỡ oà trước kết quả - Ảnh: Reuters
John Wu– một nhà lập pháp đến từ đảng đối lập với DPP – Quốc dân đảng đã cật vấn: “Làm sao chúng ta lại có thể bác bỏ kết quả của cuộc trưng cầu dân ý, vốn qua đó thể hiện ý chí của người dân?”.
Các nhóm bảo thủ cũng phản đối hôn nhân đồng giới, cho rằng việc làm này không tôn trọng ý chí của người dân (thể hiện qua cuộc trưng cầu năm ngoái).
Phán quyết công nhận hôn nhân đồng tính vừa qua là bằng chứng cho một nền dân chủ và pháp quyền vững mạnh của Đài Loan, khác hẳn với phần còn lại của châu Á.
Ngày 24/5 vừa qua, cộng đồng những người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) tại Đài Loan đã giành được một thắng lợi lớn, khi phán quyết của Tòa án Tối cao (Judicial Yuan) nước này khẳng định tính hợp hiến của hôn nhân đồng tính. Đây có thể coi là quân cờ domino mới nhất trong lĩnh vực quyền LGBT, tiếp nối những phán quyết tương tự trong hàng chục năm qua tại Tây Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
Không những thế, phán quyết trên cũng là bằng chứng cho một nền dân chủ vững mạnh mà người dân Đài Loan đã nỗ lực gây dựng tại một khu vực thường thiếu vắng pháp quyền và các giá trị đa nguyên.
Chỉ một số ít quốc gia Đông Á cởi mở cho phép những người thuộc cộng đồng LGBT thực hiện nghĩa vụ quân sự, và không một quốc gia nào thừa nhận các cặp đôi đồng giới. Những mối quan hệ này vẫn bị coi là bất hợp pháp tại Singapore, Malaysia, Brunei, và ở nhiều vùng thuộc Indonesia. Hơn nữa, cho đến cuối tháng 5, vẫn không có chính phủ nào thừa nhận tình trạng pháp lý của những mối quan hệ đồng giới này.
Việc Đài Loan trở thành quốc gia đầu tiên tại châu Á công nhận hôn nhân đồng giới, ở chừng mực nào đó, không phải là điều bất ngờ. Đài Loan từ lâu đã là quê hương của một trong những cộng đồng LGBT lớn mạnh nhất châu Á, góp phần cấu thành nên tính năng động của một xã hội ủng hộ sự đa dạng và khuyến khích các nhóm thiểu số thể hiện quan điểm về những vấn đề văn hoá và chính trị.
Trong suốt nhiều năm qua, thành phố Đài Bắc đã trở thành cái nôi của lễ hội tự hào người đồng tính (gay pride festivel) lớn nhất châu Á. Ngoài ra, một cuộc khảo sát vào năm ngoái cũng cho thấy hơn 50% người dân Đài Loan ủng hộ hôn nhân đồng giới. Đảng Dân Tiến (Democratic Progressive Party), hiện đang nắm vị trí tổng thống và thế đa số trong Quốc hội, cũng ủng hộ quyền của người LGBT.
Chủ nghĩa đa nguyên và khoan dung của người Đài Loan có nguồn gốc khởi sinh khá đa dạng. Ở mức độ nào đó, một cách tự nhiên, họ vốn có một xã hội ít rào cản đối với tự do ngôn luận hay các vấn đề chính trị – xã hội, và khuyến khích hòa nhập với thế giới bên ngoài.
Hơn nữa, một nhân tố quan trọng khác chính là quyết tâm của các nhà chức trách Đài Loan, đặc biệt là Đảng Dân Tiến, trong việc phát triển một bản sắc văn hoá và chính trị riêng biệt của Đài Loan, điều này được coi là yếu tố then chốt trong việc bảo vệ các quyền tự do dân sự. Nỗ lực này đã mang lại một thành quả nổi bật trong việc cải cách chương trình giáo dục quốc gia mà lịch sử đã chứng minh là một công cụ hiệu quả trong việc định hình các tiêu chuẩn xã hội, cụ thể là làm giảm vai trò của tư tưởng Nho giáo truyền thống, nhằm hướng tới ủng hộ các giá trị đa nguyên.
Một lý do nữa giải thích cho việc Đài Loan là chính thể đầu tiên tại châu Á có thể đưa ra phán quyết về hôn nhân đồng giới, đó là do sự tuân thủ chặt chẽ chủ nghĩa pháp quyền và chủ nghĩa hiến pháp của tầng lớp lãnh đạo chính trị Đài Loan, kể cả khi nó ảnh hưởng tới quyền hành pháp của họ.
15 đại thẩm phán của Toà án Tối cao Đài Loan (Judicial Yuan), những người đã ra phán quyết về hôn nhân đồng giới ngày 24/5 vừa qua. Ảnh: Judicial Yuan.
Nhiều quốc gia ở khu vực Đông Á thiếu một cơ quan tư pháp độc lập có thẩm quyền vô hiệu hóa các văn bản luật và sắc lệnh hành pháp. Một số quốc gia như Nhật Bản, Indonesia và Thái Lan thiết lập các tòa án có thẩm quyền tham gia vào quá trình giám sát tư pháp (judicial review), nhưng họ đóng một vai trò tương đối mờ nhạt. Ví dụ, Tòa án Tối cao Nhật Bản, trong suốt lịch sử 70 năm hoạt động, chỉ mới tuyên bố vô hiệu đối với 8 văn bản luật vì lý do vi hiến.
Trái lại, Tòa án Tối cao Đài Loan có vai trò trung tâm trong việc tự do hóa hệ thống chính trị của đảo quốc này, tận lực trong việc bảo vệ quyền tự do dân chủ và nền pháp quyền mà không một nơi nào khác ở Đông Á có được.
Điển hình nhất là sự kiện xảy ra năm 1990, khi Tòa án Tối cao Đài Loan quyết định bãi nhiệm một loạt các dân biểu vốn đã tại nhiệm từ hơn bốn thập niên trước đó mà không phải tái tranh cử. Sự kiện trên đã dọn đường cho những cải cách dân chủ quan trọng sau này.
Trong những năm 1990, tòa án cũng đã vô hiệu hóa các lệnh cấm đối với các diễn ngôn chính trị, làm giảm bớt vai trò của quân đội trong đời sống dân sự, và tăng cường bảo vệ quyền của bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự.
Với quan điểm này, có thể xem phán quyết của Tòa án Tối cao Đài Loan là sản phẩm của một nền văn hoá chính trị Đài Loan đặc thù gắn liền với sự tôn trọng các quyền cá nhân và một chính phủ pháp quyền chứ không phải là một chính phủ nhân trị. Nền văn hoá chính trị này của Đài Loan thể hiện một lập luận thuyết phục giải thích cho nguyên nhân tại sao Hoa Kỳ nên quan tâm đến mối quan hệ của mình với Đài Loan dựa trên các giá trị chung chứ không chỉ là những lợi ích chiến lược.
Vào thời điểm mà Đài Loan vẫn được nhiều nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ xem như là một quân cờ trong cuộc đua dài hơi với Bắc Kinh, phán quyết trên là một lời nhắc nhở không thể thiếu rằng hòn đảo này tồn tại như là một biểu tượng của các giá trị tự do, không giống như bất kỳ nơi nào khác ở Đông Á.
Về hai tác giả bài viết gốc: Trevor Sutton là một thành viên cao cấp tại Trung tâm Tiến bộ Hoa Kỳ (Center for American Progress). Brian Harding là Giám đốc Trung tâm khu vực Đông và Đông Nam Á. Cả hai tác giả trước đây từng làm việc trong Văn phòng của Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng khu vực Nam và Đông Nam Á tại Lầu Năm Góc.