Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo là một trong những khu kinh tế cửa khẩu được Chính phủ Việt Nam ưu tiên phát triển [1]. Khu kinh tế này gắn với cửa khẩu quốc tế Cầu Treo trên quốc lộ 8 thuộc địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam [1][2], thông thương sang cửa khẩu quốc tế Nam Phao, huyện Khamkheuth, tỉnh Bolikhamxai, Lào.
Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo là một trong những khu kinh tế cửa khẩu được Chính phủ Việt Nam ưu tiên phát triển [1]. Khu kinh tế này gắn với cửa khẩu quốc tế Cầu Treo trên quốc lộ 8 thuộc địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam [1][2], thông thương sang cửa khẩu quốc tế Nam Phao, huyện Khamkheuth, tỉnh Bolikhamxai, Lào.
Khoảng hơn chục năm trở lại đây, cửa khẩu Cầu Treo khá nổi tiếng. Điều này xuất phát từ vị trí địa lý, phong cảnh thiên nhiên và đặc biêt là cách quản lý, điều hành có hiêu quả một cửa khẩu khá sối động đặc biêt là du lịch Lào qua cửa khẩu Cầu Treo. Công đầu thuộc về bộ đội biên phòng của 2 nước Việt – Lào
Để bắt đầu hành trình du lich Lào qua cửa khẩu Cầu Treo thì vị trí đia lý là điều đầu tiên mà bạn cần quan tâm trong hành trình này. Với những người có chút lãng mạn được đến những nơi núi rừng là một cái thú. Trước hết cửa khẩu Cầu Treo là nơi có phong cảnh và có thể dễ dàng sang thăm nước bạn Lào. Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo nằm cuối quốc lộ 8A thuộc huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh. Bên kia là tỉnh Bolykhamxay của nuốc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Cửa khẩu Cầu Treo cách thành phố Hà Tĩnh 115km, cách thành phố Vinh 105km
Từ cửa khẩu Cầu Treo đến thị trán Lạc Xao (thuôc huyện Cám Cớt, tỉnh Bolykhamxay ) khoảng 35km. Từ đây có thể đến Viêng Chăn (chỉ khoảng 350km ) và vùng Đông Bắc Thái Lan
Có thể nói cửa khẩu Cầu Treo có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế- xã hội giữ gìn an nình quốc phong của tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và các tỉnh Bắc miền Trung của Viêt Nam nói chung
Với vị trí nằm trên trung điểm của các thành phố lớn Hà Nội – Huế - Viêng Chăn, cửa khẩu Cầu Treo là nơi thuân lợi để giao lưu và thúc đẩy phải triển quan hệ hơp tác giữa Việt Nam với Lào, Thái Lan và Mianma. Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo, cửa khẩu quốc tế Cầu Treo là môt trong 9 khu kinh tế cửa khẩu được ưu tiên đầu tư đồng bộ.
Từ Hà Tĩnh bạn có thể mua vé xe ô tô để sang Lào dễ dàng. Đầu tiên ban đi ra bến xe. Tại đây có nhiều nhà xe vận chuyển khách sang cửa khẩu Cầu Tro – Hương Sơn – Hà Tĩnh để sang Lào. Du lịch Lào qua cửa khẩu cầu Treo rất phổ biến với du khách đường bộ hàng hóa vận chuyển từ Việt Nam sang Lào chủ yến qua cửa khẩu này
Du khách cũng có thể di chuyển sang lào bằng các phương tiên cá nhân như xe máy hay ô tô. Tuy nhiên đường quên đăng ký với sở giao thoong để làm liên vân Việt Lào. Thủ tục cần có như: giấy dăng ký xe, đơn cấp giấy. Theo những người có kinh nghiệm thì bạn nên điền tất cả các cửa khẩu sang Lào để thuận tiện.. Trên tờ khai ghi cửa khẩu Cầu Treo – Hương Sơn – Hà Tĩnh là cửa khẩu bạn sang Lào, lệ phí cho mỗi lần qua cửa khẩu là khoảng 50.000 VNĐ/ xe
Với những du khách ở xa nhưng vẫn muốn tìm đường qua cửa khẩu có thể liên hệ VietAir để được tư vấn đăt vé máy bay đi Lào giá rẻ hoặc tìm vé đến các địa điểm gần đó rồi di huyển sang Lào. Với hình thức này bạn vừa có thẻ tiết kiệm thời gian vừa có dịp để khám phá một trong những đăc khu kinh tế trong nước.
Xem thêm: vé máy bay Đà Nẵng - Đà Lạt
Dù du lịch Lào qua cửa khẩu Cầu Treo hay những con đường khác thì bạn cũng nên tham khảo một vài địa điểm du lich nổi tiếng của quốc gia này.
- Vientiane: Thủ đô nước Lào có các thắng crnh nổi tiếng mà bạn nên tới như thăm Pha Tha Luang, Wat Simuang, vườn Phật, tượng đài chiến thắng Patuxay
+ Khải hoàn môi: Khải hoàn môn Patuxay là nơi người Lào kỷ niệm cuộc đấu tranh thắng lợi trước thực dân Phá, tôn vinh những người chiến sỹ anh dũng của Lào đã dám dứng lên đòi lại độc lập chủ quyền đất nước. Bạn tới thủ đô Lào thì hãy đến Patuxay vãn cảnh bình minh hay chiều tà nhé
+ Pha That Luang: Nằm ở cuối con dường Lane Xng, Pha That Luang được người Lào vô cùng ngưỡng mộ và tự hào. Bạn nên tới đây vào mùa lễ hội khoảng trung tuân tháng 11. Thời điểm này người dân tập trung về đây rất dông và có nhiều hoạt động nghệ thuật văn hóa diễn ra
- Vang Vieng: Cách thủ đô Vientiane 4 tiếng đi xe bus về phía bắc. Đây được coi là điểm giữa và là nơi nghỉ chân của du khách khi đi từ Vientiane tới Luang Prabang. Tuy vậy cảnh núi rừng hùng vĩ ở đây đã cuốn hút du khách hơn là 1 nơi để nghỉ chân
Sai Oua: Sai Oua thực chất là món xúc xích của nước này với nguyên liệu chính là thịt lợn và các loại gia vị phổ biến như chanh, tỏi ớt,… để làm tăng thêm độ thơm ngon và hấp dẫn cho món ăn. Với món ăn này thịt lợn sẽ được xay thạt nhỏ cho đến khi đặt được độ mịn thì đem trộn với các loại gia vị cho thật thấm, sau đó đem nhồi vào lòng lợn tùy thuộc sơ rthisch của từng người có thẻ đem luộc chín hoặc rán ròn
Xôi nếp lào: Nếp lào một loại gạo rất thơm ngon, hạt gạo có hình dáng thon dài và có màu trắng trong chứ không trắng đục. Vị thế mà xôi nép Lào cũng có những đặc trưng rất riêng như côi dẻo, bùi nhưng không hề bị dính tay. Sau khi đồ chính người dân đây thường ủ xôi nóng trong những chiếc giỏ đan bằng tre nên có hương thơm vô cùng hấp dẫn
Hi vọng với những thông tin trên có ích cho hành trình của ban. Để được tư vấn đặt vé máy bay nhiều địa điểm khác hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.
Để mua vé máy bay đi Lào giá rẻ theo nhu cầu vui lòng liên hệ VietAIR. Ngoài ra, khi đặt vé máy bay tại VietAIR quý khách sẽ được hỗ trợ xử lý toàn bộ các vấn đề phát sinh (hoàn vé, hủy vé, đổi ngày bay,…) theo quy định của từng hãng, miễn phí các dịch vụ bổ trợ khác.
Gọi ngay hotline 1900.1796 để được tư vấn miễn phí!
Tham khảo bài viết: Nao lòng với đặc sản ẩm thực Lào
Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo Hà Tĩnh có vai trò vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển Kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh, là cửa ngõ ngắn nhất để các nước Lào, Đông bắc Thái Lan xuất nhập hàng hoá qua cảng Vũng Áng.
Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo được công nhận là khu phi thuế quan, với hàng loạt ưu đãi về chính sách thuế, đầu tư, đất đai cho các nhà đầu tư hoạt động. Khu kinh tế Cầu Treo được Chính phủ xác định là một trong 9 khu kinh tế Cửa khẩu trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020.
Hơn 2 năm trở lại đây, hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Cầu Treo chịu tác động xấu từ dịch COVID-19 và giảm sâu sau khi nhiều tỉnh, thành trên cả nước áp dụng các biện pháp mạnh phòng, chống dịch.
Từ ngày 9/5/2022, Chính phủ Lào chính thức mở cửa hoàn toàn đối với hoạt động xuất nhập cảnh phổ thông và vận tải hàng hóa qua các cửa khẩu quốc tế.
Sau gần 2 năm tạm dừng việc xuất nhập cảnh để phòng dịch Covid-19 (từ tháng 3/2020 đến tháng 5/2022), không khí tấp nập thông quan ở cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đã trở nên nhộn nhịp. Nhiều đại diện doanh nghiệp, người dân rất phấn khởi vì đã được qua lại để làm ăn, buôn bán, tìm việc làm. Đặc biệt, với các doanh nghiệp thì việc mở cửa khẩu cũng đã tạo điều kiện và giảm thời gian thông quan cho các lô hàng, nguyên vật liệu kịp thời đưa vào sản xuất, kinh doanh.
Đại diện Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo cho hay, 2 năm vừa qua kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cầu Treo giảm do các mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu giảm. Cụ thể, các mặt hàng như: thép, gạch ốp lát, tro bay, gạo giảm xuất khẩu và các mặt hàng như: tinh bột sắn, điện tử, gỗ các loại, quặng sắt giảm nhập khẩu….
Ngoài những yếu tố khách quan do hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp giảm thì việc Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế (giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8%) cũng đã ảnh hưởng lớn đến số thu ngân của đơn vị.
Nhộp nhịp cảnh xuất, nhập khẩu hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo Hà Tĩnh.
Trước tình trạng hoạt động xuất nhập khẩu giảm, Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đã triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp thông quan. Đặc biệt, sau khi Chính phủ Lào chính thức mở cửa hoàn toàn đối với hoạt động xuất nhập cảnh phổ thông và vận tải hàng hóa qua các cửa khẩu quốc tế (từ ngày 9/5/2-22), đơn vị đã bố trí đầy đủ nhân lực để tiếp nhận và giải quyết các thủ tục nhanh nhất.
Sau thời gian dài trầm lắng, nhờ sự nỗ lực từ Chính phủ, chính quyền Hà Tĩnh, đã thúc đẩy giao thương giữa hai nước Việt – Lào qua cửa khẩu Cầu Treo, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá sự nhộn nhịp giao thương hàng hóa bắt đầu nhộn nhịp trở lại, hứa hẹn những tín hiệu lạc quan.
Tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, những ngày bình thường, có khoảng 700 – 800 người, 300 – 400 phương tiện và hàng chục nghìn tấn hàng hóa lưu thông qua cửa khẩu nhưng thời điểm Tết nguyên đán vừa qua đã tăng hơn gấp 2 lần.
Theo Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo tính cuối tháng 11/2021 đạt gần 397 tỉ đồng, đạt hơn 264% chỉ tiêu giao (150 tỉ đồng), đạt hơn 101% so với chỉ tiêu giao bổ sung (390 tỉ đồng), tăng hơn 186% so với cùng kỳ năm 2020. Năm 2022, mức thu ngân sách tiếp tục được tăng lên với việc thu đạt hơn 414 tỉ đồng.
Chi cục trưởng Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo Lê Minh Đức thông tin, từ ngày 26/1 đến 25/2/2023, đã thu nộp ngân sách nhà nước trong hoạt động tại Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đạt trên 66 tỷ đồng, tăng 10,98% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 12,79% so với chỉ tiêu thu ngân sách được giao.
Bên cạnh nhiệm vụ chuyên môn, lực lượng Hải quan luôn đề cao công tác phòng chống tham nhũng, tăng cường phối hợp đấu tranh các hoạt động vi phạm pháp luật, gian lận thương mại, tội phạm về ma túy, pháo lậu... Đặc biệt, chú trọng xây dựng, hoàn thiện hế thống dịch vụ trực tuyến, việc kê khai hàng hóa thông quan diễn ra nhịp nhàng, không ùn tắc và luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.
Dự báo trong thời gian tới, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện, hành khách xuất nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo sẽ còn tăng lên. Do đó, theo ông Lê Minh Đức, để tạo điều kiện tối đa cho mọi hoạt động thông quan tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, đơn vị đã bố trí đầy đủ nhân lực, thiết bị, tăng cường năng lực kiểm tra kiểm soát, giảm thời gian khi thông quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa và người dân qua lại biên giới.
(HQ Online) - Nhìn lại chặng đường 35 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ, công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo (Cục Hải quan Quảng Bình) đã đoàn kết, vượt khó xây dựng đơn vị ngày càng vững mạnh. Đây là nền tảng vững chắc để Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan, tích cực góp phần cùng toàn Ngành hướng đến mô hình Hải quan số và Hải quan thông minh.
Nằm trên cửa ngõ phía Tây của tỉnh Quảng Bình và nằm trên quốc lộ 12, cửa khẩu quốc tế Cha Lo thuộc địa bàn biên giới xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tiếp giáp với cửa khẩu Na Phàu, tỉnh Khăm Muộn (Lào), có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng-an ninh, kinh tế-đối ngoại.
- Huân chương Chiến công hạng Ba năm 2004
- Huân chương Lao động hạng Ba năm 2010
- Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2017
- Bằng Khen của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2011 - 2013
- Cờ thi đua xuất sắc, Bằng Khen của Bộ Tài chính, của UBND tỉnh Quảng Bình các năm từ 2011 đến 2021.
Xác định rõ vai trò của công tác hải quan và xu thế hội nhập quốc tế, ngày 28/3/1987, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ký Quyết định số 85/TCHQ-TCCB thành lập Hải quan cửa khẩu Cha Lo trực thuộc Hải quan tỉnh Bình Trị Thiên.
Nhiều cán bộ, công chức nguyên là cán bộ, lãnh đạo Hải quan cửa khẩu Cha Lo kể lại: do ảnh hưởng của hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, đường 12A lúc bấy giờ cheo leo, hiểm trở, giao thông đi lại vô cùng khó khăn, hoạt động XNK, XNC qua cửa khẩu còn hạn chế. Biên chế cũng như cơ sở hạ tầng, phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác của các cơ quan đóng trên địa bàn nói chung và Hải quan nói riêng vẫn còn sơ sài, không đáng kể.
Quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Bình, nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý hải quan, đến ngày 11/8/1993, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã quyết định thành lập Cục Hải quan Quảng Bình.
Kể từ đó, Hải quan cửa khẩu Cha Lo chính thức trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình, đánh dấu bước ngoặt quan trọng của Hải quan cửa khẩu Cha Lo để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hàng hóa XNK, phương tiện XNC qua cửa khẩu; đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Đến năm 2002, Hải quan cửa khẩu Cha Lo được đổi tên thành Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo. Cùng với sự phát triển của tỉnh Quảng Bình, hoạt động XNK, XNC có nhiều khởi sắc, quốc lộ 12A bắt đầu được đầu tư, nâng cấp; cùng với đó, tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất của các đơn vị đóng trên địa bàn đã có sự thay đổi, từng bước được kiện toàn và trang cấp đầy đủ hơn.
Ngày đầu mới thành lập, biên chế đơn vị chỉ vỏn vẹn 10 công chức. Đến nay, đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, với 40 công chức, người lao động, tăng gấp 4 lần so với ngày đầu thành lập. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đoàn kết thống nhất, có tâm huyết, có năng lực, đủ khả năng giải quyết tốt những nhiệm vụ đặt ra trong quá trình phát triển; đội ngũ công chức chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo bài bản, có trình độ học vấn, có kỹ năng vận hành công nghệ quản lý hiện đại.
Trước những khó khăn, thách thức, thời gian qua, đặc biệt là kể từ khi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động XNK và đời sống tinh thần tập thể đơn vị, nhưng Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo đã luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời, sát sao của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp của các đơn vị đứng chân trên địa bàn, từng bước khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
Trong bối cảnh độ mở nền kinh tế Việt Nam ngày càng lớn, hoạt động của ngành Hải quan tiếp tục được đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập toàn diện, sâu rộng của đất nước, Cục Hải quan Quảng Bình nói chung và Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo nói riêng đã chủ động quán triệt học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức. Có thể kể đến như đẩy mạnh thực hiện tốt Luật Hải quan, các Nghị định và Thông tư hướng dẫn, vận hành tốt Hệ thống thông quan tự động VNACC/VCIS và các phần mềm nghiệp vụ có liên quan.
Cùng với đó, đơn vị triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ phù hợp với tình hình đặc điểm tại đơn vị, đảm bảo giải quyết thủ tục hải quan đúng pháp luật, rút ngắn thời gian thông quan tại cửa khẩu, tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, đảm bảo thực hiện đúng Tuyên ngôn phục vụ khách hàng “Chuyên nghiệp - Minh bạch - Hiệu quả” của ngành Hải quan.
Thời kỳ đầu thành lập, lưu lượng hàng hoá XNK, người và phương tiện XNC qua cửa khẩu không đáng kể. Có thể thấy rằng, khối lượng công việc, hàng hoá, phương tiện làm thủ tục trong những năm gần đây không ngừng tăng lên, số thu ngân sách chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu ngân sách trên địa bàn, góp phần vào thành tích chung của Cục Hải quan Quảng Bình.
Cụ thể, giai đoạn 2010-2016, trọng lượng hàng hóa XNK đạt 1,438 triệu tấn/năm, kim ngạch XNK khoảng 1,112 tỷ USD/năm, phương tiện XNC đạt 73.782 lượt/năm, thu NSNN 128 tỷ đồng/năm.
5 năm gần đây bình quân đạt trọng lượng hàng hóa XNK đạt 2,587 triệu tấn/năm, kim ngạch XNK khoảng 1,596 tỷ USD/năm, phương tiện XNC đạt 17.460 lượt/năm, thu ngân sách 54,4 tỷ đồng/năm.
Bên cạnh đó, tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, ma túy diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường, phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, manh động; đơn vị đã chú trọng, tăng cường làm tốt công tác kiểm soát hải quan, phòng, chống buôn lậu, triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan để phát hiện, bắt giữ và xử lý nhiều vụ vi phạm. Điển hình như chi cục đã phối hợp với các lực lượng chức năng phá thành công chuyên án 604B, bắt giữ 199 bánh heroin vào năm 2004; bắt giữ 4kg vàng nhập lậu năm 2013; bắt giữ gần 48.000 viên ma túy tổng hợp năm 2018; chuyên án QB920 bắt giữ hơn 8kg ma túy năm 2020…