Để tránh rơi vào Middle income trap, Nhà nước cần đưa ra những chiến lược phù hợp nhằm áp dụng công nghệ hiện đại vào cuộc sống, đổi mới phương thức sản xuất đồng thời tìm kiếm các thị trường tiềm năng, đẩy mạnh xuất khẩu nhằm duy trì đà tăng trưởng.
Để tránh rơi vào Middle income trap, Nhà nước cần đưa ra những chiến lược phù hợp nhằm áp dụng công nghệ hiện đại vào cuộc sống, đổi mới phương thức sản xuất đồng thời tìm kiếm các thị trường tiềm năng, đẩy mạnh xuất khẩu nhằm duy trì đà tăng trưởng.
Bẫy thu nhập trung bình (Middle Income Trap) là một tình trạng trong phát triển kinh tế khi một quốc gia đạt đến mức thu nhập trung bình nhưng không thể tiếp tục phát triển để trở thành quốc gia có thu nhập cao hơn. Điều này thường xảy ra do các yếu tố như:
- Thiếu đổi mới và sáng tạo: Quốc gia phụ thuộc quá nhiều vào tài nguyên sẵn có mà không đầu tư đủ vào công nghệ và nguồn lực nội tại.
- Tỷ lệ đầu tư thấp: Đầu tư vào các ngành công nghiệp và cơ sở hạ tầng không đủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
- Thị trường lao động kém sôi động: Thiếu sự phát triển và đa dạng trong các ngành nghề, dẫn đến năng suất lao động thấp.
Để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, các quốc gia cần tập trung vào việc cải thiện giáo dục, thúc đẩy đổi mới công nghệ, và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.
* Bẫy thu nhập trung bình Việt Nam: Việt Nam hiện đang đối mặt với nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình, một tình trạng mà nhiều quốc gia phát triển đã gặp phải. Để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần phải vượt qua nhiều thách thức.
- Một số yếu tố chính gây ra nguy cơ này bao gồm:
+ Tăng trưởng kinh tế chậm lại: Mặc dù Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong hơn 15 năm qua, nhưng tốc độ tăng trưởng đang có dấu hiệu chậm lại.
+ Nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu: Chất lượng nguồn nhân lực chưa đủ cao để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động hiện đại.
+ Hệ thống pháp luật và hành chính: Còn nhiều rào cản đối với doanh nghiệp, làm giảm khả năng cạnh tranh và phát triển.
- Để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần tập trung vào các giải pháp như:
+ Cải thiện giáo dục và đào tạo: Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao.
+ Đổi mới công nghệ và sáng tạo: Khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy đổi mới công nghệ.
+ Cải cách thể chế kinh tế: Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, giảm bớt các rào cản pháp lý và hành chính.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Bẫy thu nhập trung bình là gì? Bẫy thu nhập trung bình Việt Nam như thế nào? (Hình từ Internet)
Những nền kinh tế bị mắc bẫy thu nhập trung bình hầu hết đều có đặc điểm chung sau:
- Mạnh lên vì những tài nguyên có sẵn (dầu mỏ, than đá…), chứ không phải do chính sách kinh tế phù hợp.
- Tỉ lệ đầu tư thấp; thiếu cân bằng giữa các ngành nghề.
- Giá cả lẫn chất lượng của hàng hóa thiếu sức cạnh tranh với các quốc gia khác.
- Ngành chế tạo chậm phát triển, chủ yếu nhập khẩu từ quốc gia khác.
- Khoa học công nghệ, kỹ thuật lạc hậu, các ngành công nghiệp thiếu đa dạng, chậm cải tiến.
- Thị trường lao động kém sôi động, giá nhân công tăng cao.
- Bạn nhận định Việt Nam đang xuất hiện những đặc điểm nào trong số các đặc điểm trên?
Đới với trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công thực hiện quyết toán cho người lao động có uỷ quyền thì cần chuẩn bị mẫu đơn đề nghị hoàn thuế thu nhập cá nhân tại mẫu số 01/DNXLNT Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC như sau:
Mẫu đơn đề nghị hoàn thuế thu nhập cá nhân năm 2024 đầy đủ nhất cho người lao động: Tại đây.
Thực tế cho thấy, có một khoảng cách rất xa giữa thu nhập của người nổi tiếng và NLĐ ở Trung Quốc. Ngay cả nghệ sĩ được coi là kém sắc và vô danh xuất hiện trong một sự kiện biểu diễn hay quảng cáo cũng kiếm được hàng chục nghìn nhân dân tệ. Thế nhưng, nhân viên văn phòng ở các tỉnh, thành phố lớn chỉ có thể có mức thu nhập từ 7.000- 10.000 nhân dân tệ/tháng, tương đương 1.037- 1482 USD; còn ở vùng sâu, vùng xa, mức lương trung bình không quá 3.000 nhân dân tệ (44 USD)/tháng.
Hồi tháng 7/2022, Dịch Dương Thiên Tỉ (Jackson Yee), một diễn viên trẻ nổi tiếng và là thành viên của nhóm nhạc thần tượng TFBOYS, đã rơi vào vòng xoáy của dư luận vì bị coi là “lợi dụng đặc quyền để có chỗ trong biên chế của Nhà hát Kịch Quốc gia Trung Quốc”.
Dịch Dương Thiên Tỉ, 22 tuổi, diễn viên, ca sĩ thuộc nhóm nhạc TFBOYS
Nhiều cư dân mạng đặt câu hỏi về kết quả nhập học, cũng như tư cách hợp lệ của Dịch Dương Thiên Tỉ và hai diễn viên khác (La Nhất Châu, Hồ Tiên Hú). Mặc dù lên tiếng thanh minh mình trong sạch nhưng Dịch Dương Thiên Tỉ vẫn quyết định rút khỏi biên chế Nhà hát. Vụ việc này, theo các nhà xã hội học, đã phản ánh sự bất bình đẳng thu nhập ở Trung Quốc.
Từ vụ việc của Dịch Dương Thiên Tỉ…
Dịch Dương Thiên Tỉ, 22 tuổi, từ nhỏ đã nổi tiếng với tư cách là một ca sĩ thuộc nhóm nhạc TFBOYS; sau đó, tham gia diễn xuất trong một số bộ phim điện ảnh, một trong số đó là Em của thời niên thiếu (Better Days), được đề cử giải Oscar hạng mục Phim nước ngoài xuất sắc nhất vào năm 2019; hiện có hơn 90 triệu người theo dõi trên Sina Weibo, nền tảng truyền thông xã hội hàng đầu Trung Quốc. Từ trước đến nay, việc người nổi tiếng ở Trung Quốc thi vào biên chế không phải hiếm; tuy nhiên, Dịch Dương Thiên Tỉ vướng nghi vấn sử dụng đặc quyền trong thi tuyển. Cư dân mạng nghi ngờ Dịch Dương Thiên Tỉ không cần trải qua phần thi viết, có thể còn không tham dự vòng phỏng vấn trực tiếp mà được dự thi qua hình thức trực tuyến. Thêm vào đó, khi dư luận nảy sinh nghi ngờ, Nhà hát Quốc gia Trung Quốc từ chối công bố video phỏng vấn và chi tiết hồ sơ mà Chính phủ yêu cầu. Vụ việc làm cư dân mạng Trung Quốc tức giận, không chỉ vì đặc quyền của người nổi tiếng trên thị trường việc làm, mà còn vì vấn đề bất bình đẳng thu nhập giữa thu nhập của người nổi tiếng và NLĐ.
… đến bất bình đẳng thu nhập giữa người nổi tiếng và NLĐ
Từ lâu, bất bình đẳng thu nhập của người nổi tiếng và NLĐ ở Trung Quốc là một vấn đề xã hội được nhiều người quan tâm. Ví dụ, Trương Nghệ Hưng (hay Lay, thành viên Trung Quốc thuộc nhóm nhạc thần tượng Hàn Quốc EXO) nộp 2,8 triệu USD tiền thuế TNCN vào năm 2018- số tiền này một bộ phận NLĐ bình thường cả đời chưa chắc đã tích lũy nổi. Ngay cả nghệ sĩ được coi là kém sắc và vô danh xuất hiện trong một sự kiện biểu diễn hay quảng cáo cũng kiếm được hàng chục nghìn nhân dân tệ. Thế nhưng, nhân viên văn phòng ở các tỉnh, thành phố lớn chỉ có thể có mức thu nhập từ 7.000- 10.000 nhân dân tệ/tháng, tương đương 1.037- 1482 USD; còn ở vùng sâu, vùng xa, mức lương trung bình không quá 3.000 nhân dân tệ (44 USD)/tháng.
Trước sự phẫn nộ của cư dân mạng, những năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã có một loạt các biện pháp để điều chỉnh sự chênh lệch thu nhập xã hội. Năm 2018, Trung Quốc đưa ra chính sách mới trong sản xuất phim truyền hình, quy định lương của các diễn viên chính không được vượt quá 70% tổng lương của tất cả các nghệ sĩ tham gia trong phim và 40% tổng chi phí sản xuất phim. Điều này có nghĩa là mức lương cực cao cho các ngôi sao từ giờ sẽ chỉ còn là dĩ vãng.
Đến nay, quy tắc này vẫn được áp dụng dưới sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan chức năng. Ví dụ, Trịnh Sảng, một nữ diễn viên trẻ nổi tiếng, kiếm được 25 triệu USD chỉ trong 77 ngày quay phim. Sau sự phản đối kịch liệt của dư luận, một cuộc điều tra đã được tiến hành, kết quả cho thấy công ty sản xuất đã không tuân thủ quy định và Trịnh Sảng đã trốn thuế từ năm 2019 đến năm 2020. Trịnh Sảng đã bị áp lệnh “phong sát”, không được xuất hiện trên bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào và truy nộp 45 triệu USD tiền thuế.Nỗ lực nâng cao thu nhập của người dân khu vực nông thôn
Ngoài việc điều chỉnh quy định để thu nhập của người nổi tiếng trở nên hợp lý hơn, Chính phủ Trung Quốc cũng cam kết cải thiện thu nhập cho người dân, coi đây là “chìa khóa” để giảm bất bình đẳng về thu nhập. Dự kiến đến năm 2035, người dân khu vực nông thôn có thu nhập thấp sẽ có mức thu nhập tăng 157%. Để đạt được mục tiêu này, Trung Quốc tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số ở nông thôn, giúp cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân nông thôn cải thiện hơn, từ đó tạo ra lợi ích kinh tế lớn hơn. Nếu kế hoạch này có thể được thực hiện suôn sẻ, dự kiến đến năm 2035, sự bất bình đẳng về thu nhập ở Trung Quốc sẽ giảm đáng kể.
Dự luật mới này vấp phải nhiều sự chỉ trích từ cả Liên đoàn Lao động với mong muốn có thêm nhiều sự minh bạch hơn nữa và từ Tổ chức nhóm các nhà tuyển dụng lớn nhất, vì cho rằng dự luật sẽ tạo ra nhiều xung đột hơn trong môi trường làm việc. Tuy nhiên, liên minh phe trung tả của Thủ tướng Sanna Marin vẫn muốn thúc đẩy đạo luật nhằm giảm sự chênh lệch trong thu nhập.
Người đứng đầu Bộ Bình đẳng của Phần Lan Thomas Blomqvist khi trả lời phỏng vấn về dự luật cho biết, trọng tâm trong chương trình của chính phủ là xóa bỏ khoảng cách tiền lương bất hợp lý, những bất bình đẳng trong thu nhập sẽ được xem xét giải quyết triệt để. Bộ trưởng Blomqvist mong đợi dự luật sẽ được thông qua tại Quốc hội Phần Lan trước cuộc bầu cử vào tháng 4/2023.
Theo nghiên cứu của bảng xếp hạng bình đẳng tiền lương của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), phụ nữ Phần Lan được trả lương ít hơn nam giới 17,2% trong năm 2020. Cuộc khảo sát xếp hạng Phần Lan ở vị trí thứ 37, xếp sau các nước khu vực Scandanavia như Na Uy ở vị trí thứ 8, Đan Mạch ở vị trí thứ 9 và Thụy Điển ở vị trí thứ 12, mặc dù bình đẳng giới luôn được đề cao trong chương trình nghị sự ở Phần Lan trong nhiều thập kỷ qua.
Một báo cáo năm 2018 của Cơ quan Thanh tra bình đẳng Phần Lan cho thấy, các lý do gây bất bình đẳng thu nhập, tương tự như ở các nước Tây Âu khác, là sự phân biệt thị trường việc làm giữa các ngành nghề dành cho nam và nữ giới, các ông bố ít nghỉ làm theo chế độ thai sản hơn các bà mẹ, hay phụ nữ không được thăng chức thường xuyên như nam giới.
Việc soạn thảo đề xuất dự luật mới này, một phần của chương trình chính trị chung của liên minh cầm quyền, cần kết hợp các quan điểm khác nhau giữa các nhóm lao động vẫn vấp phải nhiều khó khăn và việc công bố dự luật liên tiếp bị trì hoãn. Tuy nhiên, Bộ trưởng Blomqvist tin tưởng, đề xuất dự luật vẫn sẽ được tiến hành trong thời gian sắp tới.
“Bẫy thu nhập trung bình” thường xảy ra ở một số nước thu nhập thấp có tiến bộ đáng kể trong việc giảm nghèo nhưng sau đó khó có thể tiến lên thu nhập cao. Nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề bẫy thu nhập trung bình.